Xơ gan giai đoạn đầu nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến xơ gan mãn tính và ung thư gan vô cùng nguy hiểm. Làm sao để nhận biết căn bệnh này? Cách điều trị xơ gan giai đoạn đầu ra sao? Đọc bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết về căn bệnh này nhé!
Bạn đang đọc: Xơ gan giai đoạn đầu
Nhận biết xơ gan giai đoạn đầu
Có nhiều nguyên nhân khiến lá gan bị tổn thương như: hút thuốc, uống rượu bia, di truyền, nhiễm viêm gan siêu vi… Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến xơ gan, gan có các biểu hiện khuếch tán và xơ hóa. Xơ gan giai đoạn đầu chưa có nhiều dấu hiệu hay triệu chứng rõ ràng, chức năng gan gần như vẫn hoạt động bình thường, chỉ đến khi làm các xét nghiệm chẩn đoán thì mới có thể phát hiện những mô tổn thương bất thường.
Dưới đây là một số dấu hiệu người bệnh có thể gặp phải khi bị xơ gan giai đoạn đầu:
Triệu chứng cơ năng:
- Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh thi thoảng gặp tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón.
Đau hạ sườn là một trong những triệu chứng bệnh xơ gan giai đoạn đầu
- Đau tức phần hạ sườn: Do ở giai đoạn đầu nên cơn đau này mới chỉ âm ỉ và khá nhẹ. Càng để lâu mức độ đau càng tăng lên.
- Chảy máu cam
- Chán ăn, khó tiêu, đầy hơi khó chịu
- Nước tiểu có màu vàng sẫm
- Cơ thể hay bị ngứa ngáy
- Suy giảm tình dục: Khả năng tình dục của người bệnh giảm, ít hứng thú với tình dục
- Cơ thể dễ bị bầm tím
- Hay nóng sốt: nhiệt độ sốt thường không quá 38 độ C.
- Mệt mỏi
Triệu chứng thực thể
- Lá gan to hơn: Lá gan người bệnh xơ gan giai đoạn đầu có thể tăng lên kích thước và chắc một chút, nếu đến viện kiểm tra còn phát hiện lá lách to quá bờ sườn.
- Xuất hiện mao mạch ở phần ngực, lưng
- Lông ở bộ phận sinh dục, ở nách thưa thớt dần
- Móng tay khô, nổi ban đỏ ở lòng bàn tay hoặc bàn chân.
Điều trị xơ gan giai đoạn đầu
Do bệnh xơ gan mới ở giai đoạn đầu nên việc điều trị bệnh không quá phức tạp, hiệu quả điều trị mang lại thường khá tích cực. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh xơ gan mà mỗi bệnh nhân sẽ có cách điều trị riêng:
Tìm hiểu thêm: Chi phí nối ống dẫn trứng hết bao nhiêu tiền?
Người bệnh xơ gan hạn chế ăn đồ chiên rán
Trong trường hợp người bệnh bị xơ gan giai đoạn đầu do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: ăn nhiều đồ chiên rán, đồ mặn, uống nhiều rượu bia, nước có ga, nước ngọt thì người bệnh cần phải thay đổi chế độ ăn. Theo đó khẩu phần ăn uống cần giảm bớt các thực phẩm có chứa nhiều đường hóa học, dầu mỡ, muối, chất cồn… Người bệnh cần xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, tốt cho hệ tiêu hóa, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, sữa chua, cá… Một lưu ý đặc biệt quan trọng, người bệnh cần uống nhiều nước (1.2 -2 lít nước) mỗi ngày để tăng hiệu quả thải độc gan.
Trường hợp xơ gan do viêm gan gây ra, người bệnh sẽ được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch tế bào tua DC. Liệu pháp này giúp tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh, kháng xơ gan, chặn đứng quá trình xơ hóa.
Sử dụng các loại thuốc chứa thành phần Acetaminophen, anabolic steroids trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng xơ gan. Để điều trị xơ gan, trong trường hợp này bạn cần ngưng sử dụng những loại thuốc chứa thành phần trên.
>>>>>Xem thêm: Siêu âm dị tật thai nhi ở đâu tốt nhất?
Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao
Người bệnh có thể gặp bác sĩ để được tư vấn chi tiết về cách điều trị hiệu quả. Thông thường các loại thuốc được dùng cho người xơ gan giai đoạn đầu bao gồm: thuốc lợi tiểu, thuốc ngừa xuất huyết tiêu hóa, thuốc chống xơ…
Để quá trình điều trị xơ gan giai đoạn đầu hiệu quả, người bệnh cũng cần thường xuyên tập thể dục tuy nhiên cũng không nên vận động quá sức. Tập thể dục thường xuyên giúp người bệnh có sức đề kháng tốt, cơ thể dẻo dai, tinh thần thoải mái, giảm nguy cơ béo phì…
Việc điều trị xơ gan giai đoạn đầu có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của bệnh nhân. Trong quá trình điều trị, người bệnh nên thường xuyên tới bệnh viện để khám sức khỏe, kiểm tra gan, trong trường hợp bệnh không chuyển hướng tích cực thì bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân những biện pháp hiệu quả, an toàn khác để mau chóng khỏi bệnh.
Lưu ý: Thông tin điều trị chỉ mang tính chất tham khảo.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.