Xơ gan là bệnh lý gan mật nghiêm trọng và ngày càng phổ biến. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng, khả năng phục hồi cao. Tuy nhiên, nếu để bệnh tiến triển nặng, chức năng gan suy yếu nặng nề khiến tỷ lệ hồi phục rất thấp. Do đó, mỗi chúng ta cần trang bị kiến thức về xơ gan phác đồ điều trị, cách phòng ngừa cũng như chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Bạn đang đọc: Xơ gan phác đồ điều trị qua từng giai đoạn
1. Nguyên nhân gây xơ gan bạn cần biết để phòng tránh
Xơ gan là bệnh lý về gan mạn tính, đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng các mô xơ sẹo khiến chức năng gan suy giảm. Nguyên nhân dẫn tới xơ gan rất đa dạng, trong đó có một số nguyên nhân chính như sau:
1.1. Do viêm gan virus
Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn tới xơ gan đặc biệt là viêm gan virus B. Theo số liệu, có tới khoảng 20% số người nhiễm viêm gan virus biến chứng thành xơ gan.
Xơ gan phác đồ điều trị phải dựa trên nguyên nhân gây bệnh
1.2. Do rượu
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh về gan trong đó có xơ gan là rượu. Lạm dụng rượu bia trong thời gian dài khiến gan tổn thương, các tế bào gan xơ hóa.
1.3. Do ứ mật
Khi mật bị ứ đọng do viêm hoặc tắc đường mật khiến tế bào gan tổn thương, lâu dần dẫn tới tình trạng xơ gan.
1.4. Do nhiễm độc
Người bị nhiễm các hóa chất như (DDT, urethane, phosphor, …) và một số loại thuốc (isoniazid, rifamid, methotrexate, phenylbutazon…) làm suy giảm chức năng gan, gây ra xơ gan.
1.5. Do gan nhiễm mỡ
Tình trạng mỡ tích tụ quá nhiều trong gan gây viêm gan, hình thành các mô sẹo và khiến gan xơ hóa.
1.6. Nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân kể trên, xơ gan còn do một số nguyên nhân khác bao gồm:
– Rối loạn chuyển hóa
– Suy dinh dưỡng
– Nhiễm ký sinh trùng sán lá gan, …
– Do mạch máu
– Xung huyết
– Lách to
2. Triệu chứng cảnh báo xơ gan
2.1. Giai đoạn sớm
Ở giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh nghèo nàn, khó nhận diện. Hầu hết người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường, một số triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm:
– Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, khó tiêu
– Rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng, có lúc bị táo bón
– Bụng chướng hơi, đau nhẹ vùng hạ sườn phải
– Người bệnh có thể bị gan to
– Sao mạch nổi ở da mặt, cổ, ngực
– Bàn tay son
– Có lách to
– Chảy máu cam, chảy máu chân răng, da dễ bầm tím
Tìm hiểu thêm: Mẩn ngứa – biểu hiện nóng gan mức độ thường xuyên
Đau bụng hạ sườn phải, bụng đầy hơi là dấu hiệu cảnh báo xơ gan cần lưu ý
2.2. Giai đoạn muộn
Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn này, triệu chứng đã rõ rệt hơn. Lúc này, bệnh thường biểu hiện bằng hai hội chứng: suy giảm chức năng gan và tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
Hội chứng chức năng gan suy giảm có biểu hiện như:
– Sức khỏe giảm sút, ăn uống kém, không thể làm việc
– Da sạm, xuất huyết dưới da
– Xuất hiện hồng ban ở má hoặc lòng bàn tay
– Chảy máu chân răng
– Giảm cân trong thời gian ngắn dù vẫn ăn uống đầy đủ
Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa xuất hiện triệu chứng như:
– Xuất huyết tiêu hóa với biểu hiện nôn ra máu, đại tiện lẫn máu
– Lách lớn
– Hai chi dưới phù nề
– Tuần hoàn bàng hệ trên da vùng bụng
– Bụng chướng to, bụng báng
– Sốt nhiễm khuẩn, hoại tử hoặc ung thư hóa
– Vàng da, vàng mắt
3. Xơ gan phác đồ điều trị cụ thể
Xơ gan phác đồ điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ tổn thương gan của từng người. Mục tiêu điều trị là làm chậm sự tiến triển của mô sẹo trong gan, kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.
3.1. Xơ gan phác đồ điều trị nguyên nhân cơ bản gây bệnh
Trong giai đoạn đầu, điều trị nguyên nhân cơ bản có thể giảm thiểu thương tổn cho gan. Một số phương pháp được áp dụng có thể là:
– Sử dụng thuốc để kiểm soát viêm gan siêu vi: thuốc điều trị viêm gan B hoặc C làm hạn chế tổn thương tế bào gan.
– Cai rượu: người mắc bệnh về gan nói chung và xơ gan nói riêng cần tuyệt đối loại bỏ rượu. Nếu tiếp tục uống rượu sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Nếu gặp khó khăn, bạn nên đến các trung tâm cai rượu hoặc nhờ bác sĩ tư vấn liệu trình phù hợp.
– Giảm cân: người bệnh xơ gan do gan nhiễm mỡ không do rượu cần giảm cân, duy trì lượng đường trong máu hợp lý.
– Sử dụng thuốc kiểm soát nguyên nhân và triệu chứng khác của xơ gan: bác sĩ cũng có thể cho người bệnh sử dụng thêm một số loại thuốc để làm giảm triệu chứng bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
>>>>>Xem thêm: Cách phòng bệnh sán lá gan hiệu quả ai cũng cần biết
Siêu âm gan là phương pháp có nhiều ý nghĩa trong chẩn đoán, điều trị xơ gan
3.2. Xơ gan phác đồ điều trị các biến chứng của xơ gan
Trong trường hợp bệnh đã phát triển các biến chứng, xơ gan phác đồ điều trị cần phù hợp với từng loại biến chứng và mức độ nghiêm trọng.
– Cổ trướng và phù: người bệnh cần duy trì chế độ ăn ít muối, uống các loại thuốc lợi tiểu, truyền albumin. Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể thực hiện các thủ thuật để dẫn lưu dịch ổ bụng hoặc giảm áp lực tĩnh mạch cửa.
– Tăng áp tĩnh mạch cửa: một số loại thuốc huyết áp có thể kiểm soát tình trạng tăng áp tĩnh mạch cửa đồng thời ngăn ngừa xuất huyết tiêu hóa. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu nội soi đường tiêu hóa để xác định tĩnh mạch giãn ở thực quản hoặc dạ dày để xử lý thích hợp.
– Nhiễm trùng: người bệnh có thể được dùng thuốc kháng sinh hoặc chỉ định một số phương pháp điều trị nhiễm trùng khác. Ngoài ra, người bệnh cần được tiêm phòng cúm, viêm phổi và viêm gan siêu vi.
– Bệnh não gan: một số loại thuốc kê đơn có công dụng làm giảm tình trạng tích tụ chất độc trong máu do chức năng gan suy giảm.
– Phòng ngừa ung thư gan: bác sĩ có thể đề nghị người bệnh xét nghiệm máu, siêu âm định kỳ để phát hiện sớm dấu hiệu ung thư gan.
3.3. Phẫu thuật ghép gan
Trong những trường hợp xơ gan tiến triển khiến khả năng hoạt động của gan không còn, ghép gan là lựa chọn điều trị duy nhất.
Xơ gan là bệnh lý vô cùng nguy hiểm đặc biệt là khi tiến triển thành xơ gan mất bù. Do đó, ngay khi xuất hiện các triệu chứng cảnh báo, người bệnh cần thăm khám chuyên khoa Gan mật để được chẩn đoán, điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, mỗi chúng ta cũng cần nâng cao nhận thức kiểm tra sức khỏe gan thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.