Xơ vữa động mạch tim: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Xơ vữa động mạch tim là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh thường tiến triển âm thầm nên khó phát hiện triệu chứng.

Bạn đang đọc: Xơ vữa động mạch tim: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

1. Thế nào là xơ vữa động mạch tim?

Hệ thống động mạch tim có chức năng vận chuyển máu giàu oxy và dưỡng chất đi nuôi cơ thể. Theo thời gian, chất béo và cholesterol cùng các chất khác tích tụ vào thành mạch, gây ra các mảng xơ vữa làm hẹp lòng mạch. Do vậy, máu khó lưu thông đến tim và các cơ quan khác. Hiện tượng này được gọi là bệnh xơ vữa động mạch tim.

Bệnh có thể xảy ra ở nhiều hệ thống mạch, chẳng hạn như: mạch vành, mạch cảnh, mạch chi dưới… gây ra nhiều bệnh liên quan. Khi mảng xơ vữa bị vỡ sẽ tạo thành các cục máu đông nằm ở lòng mạch, khiến lòng mạch bị hẹp đi.  Xơ vữa động mạch có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về tim mạch như: nhồi máu cơ tim, suy tim, phình mạch…

Xơ vữa động mạch tim: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Xơ vữa động mạch tim gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về tim mạch

2. Nhận biết bệnh xơ vữa động mạch tim

Xơ vữa động mạch tim thường tiến triển trong âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi bệnh trở nặng. Khi đó, động mạch đã tắc nghẽn trầm trọng, máu không thể lưu thông dễ dàng đến tim và các cơ quan khác.

Xơ vữa động mạch gây ra nhiều bệnh lý về tim, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đe dọa tính mạng của người bệnh. Để nhận biết các triệu chứng trong quá trình xơ vữa động mạch tim, người bệnh cần chú ý những biểu hiện dưới đây.

2.1. Triệu chứng thường gặp của xơ vữa động mạch tim

– Đau thắt ngực khi tập thể dục hoặc làm việc nặng gắng sức. Cơn đau này thường chấm dứt nếu người bệnh nghỉ ngơi.

– Khó thở

– Mệt mỏi

2.2. Triệu chứng khi xuất hiện cục máu đông

Nếu mạch vành tắc nghẽn bởi các cục máu đông, người bệnh có thể bị nhồi máu cơ tim với những triệu chứng như:

– Tức ngực dữ dội

– Đau ở cánh tay lan xuống vai

– Khó chịu ở cổ hoặc hàm

– Buồn nôn, nôn

– Tim đập nhanh

– Đổ mồ hôi

– Chóng mặt, ngất xỉu

3. Xơ vữa động mạch tim biến chứng thế nào?

2.1. Phình mạch

Biến chứng nguy hiểm nhất của xơ vữa động mạch tim là phình mạch. Phình động mạch chủ là hiện tượng tăng kích thước động mạch chủ so với đường kính trên 50% và sự biến dạng thành hình túi, hình thoi khiến thành mạch căng ra và rất dễ bị vỡ.

Biến chứng này có thể gây tử vong ngay lập tức do bệnh nhân bị mất máu cấp, với các biểu hiện đau tức ngực, khó thở, da xanh nhợt nhạt và tụt huyết áp.

2.2. Đột quỵ do xơ vữa động mạch vành

Đây là biến chứng mà người bệnh xơ vữa động mạch vành thường gặp. Nguyên nhân là do các cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu dẫn đến chứng thiếu máu lên não. Trong trường hợp biến chứng nhẹ, bệnh nhân có thể liệt nửa người. Tuy nhiên nếu biến chứng nặng, người bệnh có thể tử vong.

Tìm hiểu thêm: Viêm cơ tim: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị 

Xơ vữa động mạch tim: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Người bệnh xơ vữa động mạch thường bị chóng mặt, ngất xỉu, thậm chí đột quỵ

2.3. Suy tim do xơ vữa động mạch tim

Suy tim là bệnh lý mạn tính, trong đó cơ tim không đủ khả năng bơm máu đáp ứng nhu cầu cấp máu và oxy cho cơ thể. Về cơ bản, tim suy yếu gây khó khăn cho hoạt động bơm máu của tim, khiến người bệnh cảm thấy khó thở và mệt mỏi.

2.4. Nhồi máu cơ tim

Biến chứng nhồi máu cơ tim xảy ra do những mảng xơ vữa tích tụ ở thành mạch bị vỡ, làm hình thành các cục máu đông. Các cục máu đông khiến mạch vành bị tắc nghẽn, ngăn cản máu lưu thông đi khắp cơ thể. Điều này dẫn tới tình trạng rối loạn nhịp tim hoặc ngừng tim.

Sau khi lên cơn nhồi máu cơ tim, người bệnh xuất hiện các mô sẹo. Đây là nguyên nhân dẫn tới nhịp tim nhanh. Hiện tại, có gần 90% bệnh nhân nhồi máu cơ tim gặp tình trạng này.

Nhồi máu cơ tim là biến chứng cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Theo nghiên cứu, khoảng 1/3 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim tử vong trước khi được can thiệp chữa trị kịp thời. Tỷ lệ người bệnh bị nhồi máu cơ tim tái phát sau 1 năm ở mức cao.

4.  Cách phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch tim

Để phòng chứng xơ vữa động mạch, đồng thời ngăn chặn các yếu tố có thể gây bệnh, bạn cần thực hiện những điều này:

4.1. Thay đổi chế độ ăn uống

– Ăn bổ sung chất xơ có trong rau xanh, trái cây. Tăng cường sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt. Ăn đủ các loại đạm thực vật, đạm từ gia cầm, cá.

– Hạn chế ăn những thực phẩm nhiều chất béo bão hòa, cholesterol. Không sử dụng các loại thịt chế biến sẵn, các loại tinh bột tiêu hóa nhanh như gạo trắng, khoai tây, bánh mỳ trắng, các loại thịt đỏ, nước ngọt.

4.2. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục giúp người bệnh cải thiện được sức khỏe tim mạch và điều hòa huyết áp. Các hoạt động luyện tập đơn giản hằng ngày như đi bộ, đạp xe, bơi lội sẽ giúp bạn giảm cân và hạn chế các nguy cơ mắc bệnh lý về tim.

4.3. Bỏ hút thuốc

Hút thuốc lá là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh nguy hiểm tới sức khỏe. Trong đó có bệnh xơ vữa động mạch tim và tăng huyết áp. Bạn nên bỏ thói quen hút thuốc sớm để bảo vệ tốt sức khỏe.

4.4. Hạn chế bia, rượu

Mỗi người cần hạn chế sử dụng nhiều bia và rượu để làm giảm các chất kích thích được nạp vào cơ thể. Các chuyên gia khuyến cáo, nam giới chỉ nên uống 1-2 ly rượu mỗi ngày. Nữ giới uống không quá 1 ly rượu mỗi ngày. Đối với loại rượu vang, mỗi ngày chỉ nên dùng 1 ly chứa 60 ml, rượu mạnh là 1 ly 30 ml.

4.5. Khám sức khỏe định kỳ

 

Xơ vữa động mạch tim: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: Xơ vữa mạch vành: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời các bệnh lý tim mạch

Khám sức khỏe định kỳ giúp chúng ta biết được tình trạng sức khỏe của bản thân. Khi đi khám, bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe toàn diện thông qua khám tổng quát, chuyên khoa, thực hiện các xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp X-quang, CT, MRI…

Thông qua kết quả thăm khám, các bác sĩ không những đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại, mà còn giúp bạn dự đoán các yếu tố nguy cơ khiến cơ thể có thể mắc bệnh trong tương lai.

Có thể nói, xơ vữa động mạch tim là bệnh nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Nếu chúng ta không kịp thời phát hiện để điều trị, bệnh rất dễ diễn biến nặng. Do đó, mỗi người cần giữ thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ và duy trì lối sống lành mạnh, khoa học để bảo vệ sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *