Xử lý nhồi máu cơ tim cần nhanh chóng, kịp thời, nắm đúng thời điểm vàng, giúp người bệnh ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Xử lý nhồi máu cơ tim bằng cách nào?
1. Tìm hiểu về nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm do sự tắc nghẽn động mạch vành, khiến máu không thể di chuyển đến nuôi cơ tim. Triệu chứng chủ yếu của bệnh là đau ngực dữ dội. Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh nhân có thể bị hoại tử cơ tim, tạo sẹo nhanh chóng và tăng nguy cơ xảy ra biến chứng suy tim.
Theo chuyên gia tim mạch, hầu hết trường hợp nhồi máu cơ tim do tắc nghẽn động mạch. Sau một thời gian, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như: suy tim, hoại tử cơ tim, đột quỵ, thậm chí tử vong.
Người cao tuổi là đối tượng chủ yếu của nhồi máu cơ tim. Bên cạnh đó, người hay hút thuốc lá, người thừa cân, béo phì hoặc mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như cao huyết áp, mỡ máu, tiểu đường…
-
Người cao tuổi là đối tượng chủ yếu của nhồi máu cơ tim.
Nếu trong gia đình có người mắc bệnh lý về tim mạch sớm (với nam dưới 55 tuổi, nữ dưới 65 tuổi), người thân là anh chị em, con cái sẽ là đối tượng có nguy cơ phát bệnh cao. Những ai có biểu hiện, yếu tố gây bệnh càng cao càng dễ bị nhồi máu cơ tim.
Để xử lý nhồi máu cơ tim kịp thời và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, người bệnh cần chủ động thăm khám sức khỏe sớm, tập luyện thể dục thể thao đều đặn, ăn uống khoa học…
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim
Theo nghiên cứu, khoảng 90% lý do dẫn đến nhồi máu cơ tim do xơ vữa động mạch vành. Các cục máu đông hình thành bên trong mạch máu là nguyên nhân chính dẫn tới tắc nghẽn mạch vành.
Khi cholesterol cùng các thành phần mỡ máu khác tích tụ lại, sẽ làm xuất hiện các mảng xơ vữa mạch vành. Các mảng xơ vữa bị vỡ sẽ gây ra các cục máu đông, làm tắc đường di chuyển của máu ở mạch vành. Lúc này, máu khó lưu thông đến tim và các cơ quan khác trong cơ thể.
3. Triệu chứng nhồi máu cơ tim cần biết
Nhồi máu cơ tim có các triệu chứng gây nhầm lẫn nhiều bệnh lý khác. Đây cũng là lý do bệnh nhân dễ bỏ lỡ thời điểm “vàng” xử lý nhồi máu cơ tim.
3.1. Đau tức ngực
Triệu chứng thường gặp và nguy hiểm khi bị nhồi máu cơ tim là cơn đau tức ngực. Đây là cảnh báo cơ thể đưa ra khi bạn có nguy cơ mắc bệnh. Trước khi xảy ra cơn đau tức ngực, người bệnh thường xuất hiện cảm giác ớn lạnh. Tuy nhiên, đa số người bệnh không chú ý và hiểu nhầm đây là biểu hiện cảm lạnh thông thường.
Cơn đau ngực thường xuất hiện giữa vùng xương ức, đau kéo dài vài phút. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột trong vài giây hoặc đau âm ỉ. Tình trạng đau có thể lan rộng ra nhiều cơ quan trên cơ thể bao gồm lưng, cổ, cằm, thượng vị…
Trên thực tế, một số bệnh nhân chỉ đau rất nhẹ hoặc có cảm giác khó chịu vùng dưới xương ức. Cơn đau có thể xuất hiện thoảng qua và trở lại bình thường, do vậy người bệnh thường khá chủ quan.
3.2. Các triệu chứng khác
Ngoài đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim còn xuất hiện nhiều biểu hiện khác như khó thở, chóng mặt, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, buồn nôn, nôn và bất tỉnh. Tùy vào độ tuổi, giới tính, vùng tổn thương và các bệnh lý khác, các triệu chứng của từng người bệnh sẽ khác nhau.
Nguy hiểm hơn, những người cao tuổi, bệnh nhân đái tháo đường, bệnh thường tiến triển trong âm thầm và triệu chứng không rõ ràng. Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi nhưng sẽ không quá bận tâm.
-
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim cấp
Nhồi máu cơ tim còn xuất hiện nhiều biểu hiện khác như khó thở, chóng mặt.
4. Xử trí nhồi máu cơ tim tức thời
Trên thực tế, nhồi máu cơ tim có thể kiểm soát nếu biết cách sơ cứu kịp thời. Trước tiên, người bệnh cần lập tức dừng các hoạt động và nghỉ ngơi, khi nhận thấy dấu hiệu bệnh như đau thắt ngực, mệt mỏi. Người bệnh có thể nằm, ngồi hoặc nửa nằm, nửa ngồi, tựa lưng hoặc tựa đầu để cơ thể ở tư thế thoải mái nhất.
Lúc này, bệnh nhân cần bình tĩnh, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức. Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh cần hít thở sâu, chậm rãi, mặc trang phục dễ chịu, thoải mái để cơ thể được thư giãn.
Trong lúc đợi nhân viên y tế, người bệnh có thể dùng thuốc nitroglycerin đặt bên dưới lưỡi để kiểm soát tình trạng sức khỏe, sơ cấp cứu khẩn cấp trong khi lên cơn nhồi máu cơ tim.
Nếu bệnh nhân ngất đi, người xung quanh cần hô hấp nhân tạo tức thời giúp người bệnh gia tăng cơ hội sống. Biện pháp này cần thực hiện ngay, tránh bỏ lỡ thời điểm “vàng” trong cấp cứu.
5. Xử lý nhồi máu cơ tim qua thăm khám
5.1. Khám bệnh xử lý nhồi máu cơ tim cùng bác sĩ
Khi xuất hiện dấu hiệu nhồi máu cơ tim, người bệnh nên thăm khám ngay tại các bệnh viện uy tín. Tại đây, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán để xác định bệnh.
-
>>>>>Xem thêm: Cách chữa rối loạn nhịp tim theo chỉ định của bác sĩ
Khi xuất hiện dấu hiệu nhồi máu cơ tim, người bệnh nên thăm khám ngay tại các bệnh viện uy tín.
Đối với bệnh nhân xác định đã bị nhồi máu cơ tim, khám chuyên sâu chuyên khoa tim mạch là điều vô cùng cần thiết, để cải thiện tình hình bệnh. Điều kiện tiên quyết để chấm dứt bệnh này là phải giải phóng các mạch máu bị tắc nghẽn, để máu lưu thông đến tim như bình thường.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên gia tim mạch hàng đầu hiện nay. Trong đó Đại tá, PGS.TS Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Quýnh, Nguyên là Chủ nhiệm khoa Nội cán bộ A1, Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108. Bác sĩ có hơn 40 năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh tim mạch.
5.2. Xử lý nhồi máu cơ tim bằng máy móc hiện đại
Thu Cúc TCI sở hữu hệ thống trang thiết bị, máy móc y tế hiện đại, chuẩn quốc tế. Đây là công cụ hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán và xử lý nhồi máu cơ tim hiệu quả hơn.
Người bệnh nếu gặp những triệu chứng nhồi máu cơ tim cần thăm khám ngay tại các bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.