Chào bác sĩ! Gia đình tôi có người thân từng bị nhồi máu cơ tim. Tôi được biết, nhồi máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm và có thể tái phát bất cứ lúc nào. Xin hỏi bác sĩ, những triệu chứng báo hiệu cơn nhồi máu cơ tim là gì? Xử trí khi bị nhồi máu cơ tim như thế nào cho đúng? Người từng có tiền sử nhồi máu cơ tim cần có chế độ ăn uống như thế nào để phòng ngừa bệnh tái phát? Cảm ơn bác sĩ! (Hải Yến – Thanh Hóa).
Trả lời:
Chào chị Hải Yến! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc! Câu hỏi liên quan đến cách xử trí khi bị nhồi máu cơ tim của chị, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Bạn đang đọc: Xử trí khi bị nhồi máu cơ tim cấp cứu gấp khi biến trứng
Khi bị nhồi máu cơ tim, bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời để tăng tỷ lệ sống cho người bệnh.
Chị Hải Yến thân mến! Đúng như chị nói, bệnh nhồi máu cơ tim là căn bệnh rất nguy hiểm (gây tỉ lệ tử vong cao, để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh) và có thể tái phát bất cứ lúc nào nếu người bệnh không giữ gìn, phòng tránh tốt.
Xử trí khi bị nhồi máu cơ tim cấp cứu gấp khi biến trứng
Triệu chứng của nhồi máu cơ tim là gì? Triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim là cơn đau thắt ngực. Cơn đau có thể diễn ra từ 5-15 phút và không kéo dài quá 1 giờ. Cơn đau có thể lan lên vai, cổ, hàm hoặc lan dọc theo cánh tay, đặc biệt là tay trái. Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng như: Vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt hoặc khó thở. Nhiều trường hợp bị nhồi máu cơ tim lại có biểu hiện như một tình trạng rối loạn tiêu hoá, hoặc không hề có triệu chứng (gọi là nhồi máu cơ tim thầm lặng), hoặc lại hết sức đột ngột, biểu hiện bằng biến chứng rối loạn nhịp, ngừng tim hay đột tử…
Xử trí khi bị nhồi máu cơ tim như thế nào cho đúng? Nếu người bệnh lên cơn đau thắt ngực ở nhà thì biện pháp cấp cứu là dùng ngay thuốc giãn mạch vành có tác dụng nhanh như Risordan ngậm dưới lưỡi hay Nitroglycerine xịt dưới lưỡi. Sau 5 phút mà bệnh nhân không bớt đau ngực thì có thể cho ngậm thuốc dưới lưỡi hoặc xịt dưới lưỡi lần 2 và nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được điều trị ngay.
Khi phát hiện nhồi máu cơ tim cấp cần nhanh chóng đưa người bệnh tới bệnh viện để cấp cứu và điều trị tích cực.
Khi vận chuyển bệnh nhân nhồi máu cơ tim phải vận chuyển bằng xe cứu thương chuyên dụng, cho bệnh nhân thở ôxy, truyền tĩnh mạch, làm điện tim trên xe và có thể bắt đầu điều trị ngay từ trên xe cấp cứu.
Trong thời gian đợi xe cấp cứ, cần đặt người bệnh nằm trên mặt phẳng cứng và tiến hành ép tim. Thao tác này thực hiện 60 lần / phút. Ngoài ra, có thể thực hiện hô hấp nhân tạo. Tuy nhiên, đây chỉ là các phương pháp sơ cứu tạm thời, người bệnh cần được chuyển tới bệnh viện sớm để được điều trị.
Tìm hiểu thêm: Hẹp van tim 3 lá: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu nhồi máu cơ tim hạn chế hậu quả đáng tiếc
Trong tháng 5/2015, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc áp dụng nhiều chương trình khám bệnh hỗ trợ cho người bệnh tim mạch.
Người từng có tiền sử nhồi máu cơ tim cần có chế độ ăn uống như thế nào để phòng ngừa bệnh tái phát? Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Tránh ăn những đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhiều chất béo, lục phủ ngũ tạng động vật. Người bệnh nên tăng cường ăn các loại rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu chất xơ đồng thời kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lí, tránh căng thẳng, stress, làm việc khuya và luyện tập thể dục thể thao phù hợp.
Để biết thêm thông tin cũng như để được tư vấn trực tiếp về cách xử trí khi bị nhồi máu cơ tim, chị Hải Yến vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 55 88 92 để được giải đáp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.