Xử trí như thế nào khi trẻ sơ sinh bị lé kim

Bất cứ phụ huynh nào cũng mong muốn có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh ra em bé mạnh khỏe và xinh đẹp. Tuy nhiên, do sự tác động của nhiều yếu tố khiến một số trẻ sơ sinh bị lé kim ngay từ khi sinh ra hoặc sau khi sinh phát hiện bệnh. Bệnh lý khiến đôi mắt con mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến cuộc sống và học tập của con. Vì vậy, bố mẹ hãy trang bị đủ kiến thức để bảo vệ và chữa trị sớm cho con yêu nhé.

Bạn đang đọc: Xử trí như thế nào khi trẻ sơ sinh bị lé kim

1. Khái niệm lé kim

Đầu tiên, bạn cần biết, hoạt động bình thường của nhãn cầu được điều chỉnh bởi 6 cơ mắt:
– Cơ trực trong
– Cơ trực ngoài
– Cơ trực trên
– Cơ trực dưới
– Cơ chéo lớn
– Cơ chéo bé

Các cơ này hoạt động thống nhất, phối hợp giúp mắt hoạt động bình thường nhìn lên, xuống, trái phải,… Mắt người bình thường sẽ nhìn cùng 1 hướng, thu ảnh về, mắt nhìn hoàn toàn bình thường. Khi các cơ này có dấu hiệu bất thường, hoạt động của 1 hay vài cơ yếu đi sẽ gây ra tình trạng mắt nhìn không cùng 1 hướng. Có thể cả 2 mắt lệch hướng hoặc 1 mắt nhìn thẳng mắt còn lại nhìn lệch. Đó là hiện tượng mắt lé. Lé kim là dấu hiệu sớm và biểu hiện lác mắt ở trạng thái nhẹ.

Xử trí như thế nào khi trẻ sơ sinh bị lé kim

Hình ảnh mắt trẻ khi bị lé kim.

Lé kim phần lớn xuất hiện ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể xuất hiện ở người lớn. Tình trạng lé kim ở trẻ có thể liên tục hoặc không liên tục. Có lúc mắt bé bình thường nhưng cũng có lúc hướng mắt bị lệch. Tình trạng lé có thể tự khỏi tới khi bé được 4 – 6 tháng tuổi nhưng cũng có thể trở thành lác vĩnh viễn. Khác với người lớn bị lác, trẻ em bị lác sẽ thu nhận hình ảnh của bên nhìn rõ hơn, từ đó không gặp tình trạng nhìn đôi. Tuy nhiên, nếu để lâu dài, lé kim sẽ khiến bé mất khi thị giác tinh tế, ảnh hưởng thẩm mỹ và cuộc sống sau này rất lớn. Phụ huynh hãy chú ý tới mắt con liên tục để sớm phát hiện các dấu hiệu lé kim. Các bác sĩ mách bố mẹ một số dấu hiệu thường thấy dưới đây.

2. Dấu hiệu nhận biết bé bị lé kim

Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ có thể biểu lộ một số dấu hiệu như:
– Mắt của trẻ không nhìn cùng một hướng. Phụ huynh có thể nhận thấy khi nhìn thẳng vào mắt con, một bên mắt nhìn theo hướng khác hoặc 2 mắt không cho thấy dấu hiệu nhìn cùng một hướng, chúng có thể nhìn vào trong hoặc ra ngoài. Trong đó, lác hướng trong phổ biến với 4% trẻ mắc, hướng ngoài tới 1,5%, hướng lên xuất hiện với tỉ lệ 1 trong 400 trẻ.
– Trẻ thường xuyên dụi mắt do tự chúng phát hiện bất thường và bị khó chịu bởi điểm nhìn không đồng nhất
– Nghiêng đầu quan sát mọi vật

3. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị lé kim

Trẻ em hoàn toàn có thể mắc lé kim bẩm sinh dù mẹ có thai kỳ khỏe mạnh. Nguyên nhân khiến trẻ mắc lé kim không chỉ có di truyền mà còn bởi các nguyên nhân khác như:
– Các cơ mắt hoạt động không đồng thời là tiền đề khiến bé bị lé kim
– Trẻ có vấn đề phát triển thần kinh và trí não
– Trẻ sinh non, mắc hội chứng down có nguy cơ cao mắt bị lé kim
– Trẻ bị viễn thị
– Số ít nguyên nhân do ảnh hưởng chấn thương

Tìm hiểu thêm: Hỏi đáp: Bị loạn thị có đeo lens được không

Xử trí như thế nào khi trẻ sơ sinh bị lé kim

Trẻ mắc hội chứng down có nguy cơ cao bị lé kim.

Phụ huynh cần bảo vệ và quan sát con mọi lúc mọi nơi. Lé kim có thể không chỉ là một bệnh lý về mắt thông thường mà nó còn có thể là biểu hiện của việc hệ thần kinh và trí não của con đang bị tổn thương. Nếu để lâu dài, con có thể bị ảnh hưởng tới trí tuệ và cuộc sống sau này của con. Não trẻ không nhận tín hiệu từ bên bị lác có thể dẫn đến nhược thị và các tác hại của nhược thị là rất nguy hiểm. Trẻ hoàn toàn có thể mắc lác vĩnh viễn. Khi đến tuổi trưởng thành, lác sẽ khiến mắt gặp tình trạng nhìn đôi.

4. Điều trị khi trẻ sơ sinh bị lé kim

Lé kim chỉ là biểu hiện sớm và nhẹ nhưng đem lại không ít hậu quả cho người mắc, đặc biệt là với đối tượng nhạy cảm như trẻ sơ sinh. Các bác sĩ khuyên bố mẹ không nên chần chừ việc điều trị lé kim cho con từ khi còn sớm để bảo toàn sức khỏe của 2 mắt và ngăn ngừa nguy cơ mất thị lực ở trẻ. Phụ huynh cần đưa con đi khám bác sĩ khi tình trạng lé còn tiếp tục cho tới khi con được 4 tháng tuổi. Để tiến hành điều trị, phụ huynh cần đưa bé đi khám, được chẩn đoán và chỉ định điều trị phù hợp. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị mà phụ huynh có thể yên tâm là an toàn cho con như:
– Dùng kính
– Bịt mắt
– Phẫu thuật

Xử trí như thế nào khi trẻ sơ sinh bị lé kim

>>>>>Xem thêm: Tròng kính Chemi U2 đổi màu có gì đặc biệt?

Trẻ em cần được khám lé kim sớm nhất có thể.

Tùy độ tuổi bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp:
– Đeo kính hỗ trợ: kính sẽ điều chỉnh thị lực của 2 bên mắt, hạn chế tối đa nguy cơ trẻ bị nhược thị
– Sử dụng miếng che mắt che bên mắt có thị lực tốt, buộc bên mắt yếu cần điều tiết, điều chỉnh để cân bằng thị lực

2 phương pháp trên cần sự nỗ lực và kiên trì của cả phụ huynh và các bé. Nếu bé đủ điều kiện về sức khỏe và tình trạng lác nghiêm trọng hơn thì phụ huynh có thể lựa chọn điều trị cho con bằng phương pháp phẫu thuật.

Đối tượng phẫu thuật là trẻ sơ sinh nên cần được gây mê toàn thân. Các bác sĩ sẽ dùng các kỹ thuật để nới lỏng hoặc thắt chặt các cơ mắt. Các cơ mắt được điều chỉnh hoạt động tốt hơn và lấy lại thị lực cho trẻ. Hậu phẫu bé cần đeo miếng băng bịt mắt, hồi phục nhanh sau vài ngày. Trẻ cần tái khám để kiểm tra lại chức năng của mắt. Phẫu thuật là điều cần làm dù cho bé bị lác 1 hay 2 bên mắt.

Trong quá trình trưởng thành, phụ huynh cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là các chất có lợi cho mắt. Bên cạnh đó, cần cung cấp cho con kiến thức để bảo vệ đôi mắt tốt hơn bởi không chỉ trẻ em mà người lớn cũng có thể bị lác mắt do cơ suy yếu. Phụ huynh cũng có thể xin ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin dạng thực phẩm chức năng cho trẻ em.

Những năm tháng đầu đời rất quan trọng với mỗi em bé, những chứng bệnh mắc từ sơ sinh mà không được điều trị dứt điểm sẽ theo con suốt đời. Phụ huynh hãy đề cao cảnh giác và luôn quan sát con mọi lúc để phát hiện kịp thời khi con có bất thường. Bên cạnh đó, việc lựa chọn cơ sở y tế thăm khám cho con cũng rất quan trọng. Chuyên khoa Mắt Thu Cúc TCI tự hào đồng hành cùng bố mẹ trong việc bảo vệ đôi mắt con yêu trên chặng đường trưởng thành của con.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *