Xuất huyết dưới da xảy ra khi máu (chủ yếu là hồng cầu) thoát ra khỏi thành mạch do mạch máu bị tổn thương, biểu hiện là trên da xuất hiện những vết bầm tím. Đây là hiện tượng khá thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Người bệnh tuyệt đối không nên xem thường và nên thăm khám để phát hiện nguyên nhân gây xuất huyết dưới da để có cách điều trị phù hợp.
Bạn đang đọc: Xuất huyết dưới da
Xuất huyết dưới da có biểu hiện là trên da xuất hiện những vết bầm tím.
Nguyên nhân gây ra xuất huyết dưới da
Các nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng xuất huyết dưới da bao gồm:
- Chấn thương
- Dị ứng
- Nhiễm trùng máu
- Rối loạn tự miễn
- Sinh đẻ
- Tác dụng phụ của thuốc
- Tác dụng phụ của hóa trị
- Tác dụng phụ của xạ trị
- Một biểu hiện bình thường của quá trình lão hóa
Một số bệnh lý cũng là nguyên nhân gây xuất huyết dưới da là:
- Viêm màng não: viêm lớp màng mỏng bao bọc não và hệ thần kinh cột sống.
- Bệnh bạch cầu: ung thư mô tạo máu bao gồm tủy xương và hệ thống bạch huyết.
- Viêm họng do liên cầu khuẩn
- Nhiễm khuẩn huyết, phản ứng viêm của toàn bộ cơ thể đối với nhiễm trùng do vi khuẩn.
Làm thế nào để xác định nguyên nhân gây xuất huyết dưới da?
Tìm hiểu thêm: Thủ phạm gây ngứa da vào ban đêm và cách điều trị
Khi bị xuất huyết dưới da không được chủ quan, nên thăm khám để phát hiện nguyên nhân gây xuất huyết dưới da để có cách điều trị phù hợp.
Nếu phát hiện bị xuất huyết dưới da không rõ lý do hoặc hiện tượng này không biến mất, hãy tới bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt, ngay cả khi vết bầm tím không đau.
Xuất huyết dưới da có thể dễ dàng được nhận diện bằng mắt thường. Tuy nhiên để xác định nguyên nhân, bác sĩ cần tìm kiếm thêm nhiều thông tin bổ trợ khác. Sau khi xem xét về bệnh sử, bác sĩ có thể hỏi những câu hỏi sau:
- Lần đầu tiên phát hiện thấy có xuất huyết ở dưới da là khi nào?
- Có bất cứ triệu chứng nào khác không?
- Nếu có thì các triệu chứng này bắt đầu từ khi nào?
- Có chơi các môn thể thao hay va chạm hoặc sử dụng máy móc hạng nặng không?
- Gần đây có bị chấn thương ở khu vực bị xuất huyết dưới da không?
- Khu vực bị xuất huyết dưới da có đau không?
- Khu vực bị xuất huyết dưới da có gây ngứa không?
- Có tiền sử gia đình bị rối loạn đông máu hay không?
Nếu đang phải điều trị một bệnh lý nào khác, hãy thông báo cho bác sĩ biết ngay. Cung cấp thông tin về các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm cả chất bổ sung thảo dược và thuốc. Các loại thuốc như aspirin, steroid hoặc các chất làm loãng máu khác có thể gây xuất huyết da. Trả lời chính xác các câu hỏi này chính xác sẽ giúp bác sĩ xác định hiện tượng xuất huyết ở dưới da là do tác dụng phụ của thuốc hay một bệnh lý tiềm ẩn nào đó.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để kiểm tra sự có mặt của nhiễm trùng hoặc các bệnh trạng khác. Nếu cần thiết, bác sĩ cũng sẽ thực hiện chụp ảnh hoặc siêu âm vị trí bị xuất huyết dưới da để phát hiện tổn thương mô hoặc gãy xương nếu có.
>>>>>Xem thêm: Các loại dị ứng có thể gây nổi mề đay
Tùy theo nguyên nhân gây xuất huyết dưới da, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.
Điều trị xuyết huyết dưới da
Tùy thuộc vào nguyên nhân, có rất nhiều cách điều trị xuất huyết dưới da khác nhau. Bác sĩ sẽ lựa chọn cách điều trị nào là phù hợp nhất cho người bệnh.
Nếu người bệnh đang bị nhiễm trùng hoặc mắc phải một bệnh lý nào đó, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để ngăn chặn tình trạng chảy máu. Tuy nhiên nếu thuốc đang dùng là nguyên nhân gây xuất huyết dưới da, người bệnh sẽ phải ngừng sử dụng thuốc hoặc thay thế bằng loại thuốc khác.
Thông báo ngay với bác sĩ nếu hiện tượng xuất huyết ở dưới da tái phát sau điều trị.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp chẩn đoán nguyên nhân gây xuất huyết dưới da và tư vấn cách hiệu quả.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn thăm khám – tư vấn điều trị nhiệt tình, giúp bạn san sẻ nỗi lo về sức khỏe.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.