Mắc xương cá là một tình trạng thường gặp nhưng nếu không được xử lý kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm. Vậy xương cá có tan không? Đây là câu hỏi nhận được khá nhiều sự quan tâm, hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau:
Bạn đang đọc: Xương cá có tan không và lưu ý khi bị hóc xương cá
1. Có thể tự khỏi hóc xương cá không?
Hóc xương cá có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cả với người lớn và trẻ nhỏ
Theo nhiều nguồn khảo sát cho thấy tỉ lệ mắc xương cá khi ăn là khá cao. Nếu như thông thường ta nghĩ trường hợp này thường chỉ xảy ra với trẻ nhỏ thì trên thực tế lại hoàn toàn khác. Ngay cả những đối tượng người lớn cũng có khả năng bị mắc xương cá ở cổ họng. Chỉ một vài phút vô ý khi ăn, ta có thể hoàn toàn bị kẹt lại một chiếc xương.
Trước thực trạng này, nhiều người đã nghi vấn rằng liệu hóc xương cá có thể tự khỏi được không, xương cá có tan không, … Điều này còn phụ thuộc vào nhưng yếu tố khác như:
1.1 Kích thước xương cá bị hóc
Trong trường hợp may mắn, bản thân chỉ bị mắc một mẩu xương cá kích thước nhỏ thì ta có thể yên tâm. Mẩu xương “oái oăm” ấy sẽ biến mất chỉ sau một vài tiếng. Chậm nhất sẽ chỉ mất từ 1-2 ngày để mẩu xương cá tự “bay màu”.
Ngược lại, trong trường hợp kích thước của xương bị mắc khá to sẽ không thể tự lành. Khi đó, xương cá đã cắm vào bên trong và gây những tác động khiến các bộ phận trong cổ họng bị tổn thương.
1.2 Vị trí xương cá bị mắc
Với những mẩu xương nhỏ thì yếu tố về vị trí mắc không quá quan trọng. Mẩu xương cá có thể tự biến mất và không gây ra vấn đề nghiêm trọng gì với cổ họng.
Tuy nhiên, nếu mẩu xương cá lớn thì đó lại là vấn đề khác. Lúc này, vị trí xương bị mắc rất quan trọng. Điều này là bởi cấu tạo cứng cùng những cạnh sắc nhọn của xương có thể gây ra tổn thương. Khi ấy, những hoạt động của cổ họng như nuốt nước bọt có thể tác động khiến mẩu xương bị đâm thẳng vào họng. Thậm chí nguy hiểm hơn, xương cá có thể đâm thủng vách thực quản.
Thông thường, tỉ lệ bệnh nhân bị mắc xương cá to may mắn xương lọt được qua cổ họng xuống dạ dày là rất thấp. Lý do là bởi cấu tạo của xương cá thường dài và cứng. Vì vậy khi nuốt nhầm xương sẽ nằm chắn ngang cổ họng.
1.3 Cấu trúc của xương cá bị mắc
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về viêm amidan ở trẻ
Cấu trúc xương cá tác động đến việc bệnh nhân bị hóc xương cá có tự khỏi không
Việc bệnh nhân bị hóc xương cá có tự khỏi không cũng có thể chịu ảnh hưởng từ cấu trúc của chính chiếc xương cá đang bị mắc. Hình dạng cùng kích thước của mảnh xương nếu nhỏ và mảnh sẽ có khả năng tự lành cao hơn.
Nhiều trường hợp, những mảnh xương bị mắc ở cổ mà cấu trúc phức tạp hơn. Ví dụ như xương cá dạng cong, xương cá dạng chữ Y, … Điều này sẽ khiến diện tích xương tiếp xúc với cổ họng tăng lên. Đồng thời, khả năng xương bám dính vào phần niêm mạc cổ họng cũng cao hơn.
1.4 Các yếu tố bên ngoài
Có những yếu tố bên ngoài, sự tác động của chính người bệnh sẽ ảnh hưởng tới khả năng tự khỏi của người bị hóc xương. Những yếu tố này rất quan trọng và có khả năng thay đổi tình trạng lớn.
Thứ nhất, người bệnh thành công thực hiện khiến xương cá tự khỏi. Hoặc trường hợp như người bệnh có thể xử lý tốt tổn thương ở họng do hóc xương cá. Trường hợp ngược lại, nếu vết thương do mắc xương cá không được điều trị phù hợp, tổn thương sẽ càng thêm nghiêm trọng. Và tình huống này là rất dễ xảy ra khi thông thường, phản ứng tự nhiên của con người khi bị mắc xương cá sẽ là khạc nhổ, dùng lực để lấy xương cá ra ngoài.
Nếu người bệnh may mắn, xương cá chưa xuyên sâu vào cổ họng thì có thể tự thực hiện loại bỏ. Ví dụ như ho khạc, tự gắp ra, … có thể đem lại hiệu quả. Thế nhưng khi không may mẩu xương đã mắc quá sâu sẽ khó xử lý. Và trường hợp xấu nhất là đầu nhọn của xương cá đã đâm sâu vào cổ họng thì việc cố tác động lực lấy xương ra chỉ khiến cổ họng bị tổn thương nhiều hơn.
2. Xương cá có tan không?
Thực tế đã có nhiều người cho rằng xương cá vướng trong cổ họng có thể tự tiêu đi theo thời gian. Tuy nhiên, nhận định này chỉ đúng với những trường hợp mắc xương cá kích thước nhỏ.
>>>>>Xem thêm: Nhận biết và xử lý khi trẻ bị hóc xương cá
Bổ sung vitamin C khi bị hóc xương giúp xương cá mau mềm hơn
Trong những trường hợp ấy, bệnh nhân hãy nhanh chóng bổ sung cho cơ thể các món ăn giàu vitamin C. Ví dụ như nước cam, chanh, viên sủi vitamin C, … Như vậy, xương cá có thể được hỗ trợ làm mềm ra. Lưu ý, phương pháp này sẽ cần một lượng vitamin C lớn trong thời gian khá dài.
Do phải đợi một thời gian, những mẫu xương nhỏ mới có thể tan, vậy nên với những mẫu xương lớn hơn, phương pháp này càng không thể áp dụng. Nếu đợi một thời gian quá lâu xương mới tan thì cổ họng đã chịu tổn thương rất nghiêm trọng. Thậm chí điều này còn có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng bệnh nhân
3. Những lưu ý đối với bệnh nhân bị hóc xương cá
Bệnh nhân bị hóc xương cá nếu biết xử lý đúng cách sẽ giúp loại bỏ xương khỏi cổ họng an toàn, hiệu quả. Ngược lại, chỉ cần một thao tác sai cũng có thể khiến người bệnh phải đối mặt với những nguy cơ nghiêm trọng. Sau đây là một số lưu ý bệnh nhân bị mắc xương cá cổ họng cần thực hiện:
– Dừng việc ăn uống ngay khi phát hiện bản thân bị mắc xương cá gây đau, khó chịu.
– Nhổ hết những thức ăn còn trong miệng, không nuốt thêm bất kì thứ gì.
– Không tự ý thực hiện các phương pháp dân gian khi chưa xác định được tình trạng cụ thể.
– Súc miệng kĩ với nước lọc. Ta hãy ngâm nước trong miệng rồi thực hiện ngửa đầu, thè lưỡi nói a thật dài hơi. Điều này sẽ tạo ra lực giúp đẩy xương ra ngoài.
Bên cạnh đó, người bệnh nhận thấy tình trạng bị mắc xương cá không thể tự xử lý tại nhà, hãy tới ngay bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ điều trị với những dụng cụ chuyên dụng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.