Xương chày nằm ở phía trước trong của căng chân và là xương có kích thước lớn nhất trong toàn bộ chi dưới. Vậy xương chày là xương gì, có cấu tạo, chức năng thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Xương chày nằm ở đâu? Gãy xương chày có nguy hiểm không?
1. Xương chày là xương gì?
Xương chày hay còn được gọi là xương cẳng chân. Đây là xương quan trọng trong toàn bộ chi dưới. Xương cẳng chân hơi cong hình chữ S, nửa trên hơi cong ra ngoài, nửa dưới hơi cong vào trong.
Thân xương chày hình lăng trụ tam giác trên to, dưới nhỏ. 1/3 dưới cẳng chân thì chuyển thành hình lăng trụ tròn. Đây là điểm dễ bị gãy nhất.
2. Cấu tạo của xương chày
Xương chày cùng với xương mác là 2 xương cẳng chân duy nhất tiếp khớp với xương đùi. Cấu tạo của xương cẳng chân gồm:
– Đầu gần là một khối xương to do lồi cầu trong và lồi cầu ngoài tạo nên. Mặt trên của mỗi lồi cầu tiếp khớp với một lồi cầu xương đùi. Các mặt khớp trên của hai lồi cầu được ngăn cách nhau bằng vùng gian lồi cầu.
Xương chày là xương quan trọng ở chi dưới và rất dễ bị gãy
– Thân xương gần có hình lăng trụ tam giác với ba mặt là mặt trong, mặt ngoài và mặt sau và ba bờ là bờ trước, bờ trong và bờ gian cốt.
– Đầu xa nhỏ hơn đầu gần, có mặt khớp dưới hướng xuống dưới tiếp khớp với xương sên và khuyết mác hướng ra ngoài tiếp khớp với đầu dưới xương mác.
3. Chức năng của xương chày
Xương chày là xương quan trọng có khả năng chịu phần lớn sức nặng của đùi dồn xuống cẳng chân. Xương cẳng chân lớn hơn xương mác nên chức năng quan trọng hơn xương mác. Vì vậy xương cẳng chân rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là gãy xương chày.
4. Triệu chứng gãy xương chày
Xương chày là một trong số những xương thường hay bị gãy nhiều nhất trong cơ thể con người. Khi gãy xương cẳng chân, người bệnh có biểu hiện sau:
- Đau dữ dội ở dưới cẳng chân
- Khó khăn trong việc di chuyển, chạy hoặc đá
Tìm hiểu thêm: Hội chứng ống cổ tay: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Nguyên nhân gãy xương chày có thể do va đập mạnh hoặc té ngã
- Cảm giác tê hay ngứa ran ở chân
- Khả năng chịu lực kém ở chân bị thương
- Biến dạng ở cẳng chân, đầu gối, ống chân hay vùng mắt cá chân
- Xương nhô hẳn ra khỏi chỗ rách da
- Sưng tấy xung quanh vùng vùng bị chấn thương
- Bầm tím hoặc xanh tím ở vùng chân bị thương
5. Nguyên nhân khiến xương chày bị gãy
Có nhiều lý do khiến xương chày bị gãy:
- Tuổi cao: người già dễ bị ngã gãy xương cẳng chân
- Do va đập mạnh: nguyên nhân này thường liên quan tới tai nạn giao thông
- Té ngã: nếu không may rơi từ trên cao xuống như ngã giàn giáo trong xây dựng, trượt ngã cầu thang cũng gây gãy xương cẳng chân.
- Chuyển động xoắn mạnh như tham gia các môn thể thao trượt tuyết, trượt băng…
- Mắc bệnh: mắc tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch hoặc các bệnh lý xương khớp như viêm xương khớp, loãng xương cũng gây gãy xương cẳng chân.
6. Gãy xương chày có nguy hiểm không?
Xương chày có chức năng quan trọng trong cơ thể nên việc gãy xương cẳng chân sẽ ảnh hưởng lớn tới hoạt động của cơ thể, khiến người bệnh đau đớn, khó khăn trong vận động, sinh hoạt.
Nếu tình trạng gãy xương cẳng chân không được xử trí kịp thời và đúng phương pháp có thể để lại hậu quả nghiêm trọng như tàn phế.
>>>>>Xem thêm: Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Người bệnh cần tới bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị gãy xương cẳng chân phù hợp
Do đó, nếu không may gãy xương chày người bệnh cũng cần tới ngay bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng, mức độ bệnh. Tùy vào mức độ chấn thương, mức độ tổn thương ở các mô mềm, nguyên nhân chấn thương, sức khỏe người bệnh… bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
3.1. Điều trị nội khoa
- Dùng thuốc giảm đau, chống viêm
- Bó bột
- Vật lý trị liệu sau bó bột
- Dùng nạng hỗ trợ vận động
3.2. Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật để cố định phần xương bị gãy. Bác sĩ sẽ sử dụng ốc vít, thanh hoặc tấm theo để cố định xương cẳng chân với nhau.
Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ, nghỉ ngơi hàng ngày, hạn chế đi lại, vận động mạnh. Đồng thời bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày để đảm bảo có một cơ thể khỏe mạnh, hồi phục sớm bệnh.
Bác sĩ CK II, Tiến sĩ, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.