Yêu cầu khi đặt vòng tránh thai là gì? Lưu ý khi đặt vòng tránh thai!

Ngừa thai an toàn bằng phương pháp đặt vòng tránh thai là phương pháp được nhiều chị em lựa chọn bởi có nhiều ưu điểm và hiệu quả ngừa thai lâu dài. Để buổi thực hiện thủ thuật đặt vòng tránh thai được diễn ra an toàn, thuận lợi, chị em cần nắm được những yêu cầu khi đặt vòng tránh thai. Cùng tìm hiểu yêu cầu trong bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Yêu cầu khi đặt vòng tránh thai là gì? Lưu ý khi đặt vòng tránh thai!

1. Từ A đến Z thông tin về đặt vòng tránh thai

Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ được làm bằng nhựa (thường có hình chữ T) được đặt vào tử cung của phụ nữ để mang lại hiệu quả ngừa thai.

Yêu cầu khi đặt vòng tránh thai là gì? Lưu ý khi đặt vòng tránh thai!

Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ được làm bằng nhựa đặt vào tử cung để mang lại hiệu quả ngừa thai

Trên thị trường hiện nay đang phổ biến hai loại vòng tránh thai là vòng tránh thai chứa đồng và vòng tránh thai progesterone. Tùy vào mong muốn, mức độ phù hợp của bản thân, bác sĩ sẽ tư vấn cho chị em loại vòng phù hợp.

1.1. Cơ chế của vòng tránh thai

Sau khi được đưa vào cơ thể, vòng tránh thai sẽ phát huy tác dụng ngừa thai của mình dựa trên cơ chế sau:

– Với vòng tránh thai chữ T: Chất đồng được gắn trên vòng tránh thai sẽ giải phóng ra các ion làm thay đổi sinh hóa chất nhầy cổ tử cung, từ đó ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của tinh trùng. Đồng thời chất đồng cũng làm thay đổi môi trường ở tử cung, ngăn chặn không cho trứng đã thụ tinh làm tổ.

– Vòng tránh thai nội tiết: Progesterone có trong vòng tránh thai ngăn chặn hoạt chu kỳ của nội mạc tử cung do nồng độ progesterone cao hơn nồng độ estrogen, từ đó tạo điều kiện không thuận lợi khiến trứng đã thụ tinh không thể làm tổ ở niêm mạc tử cung. Đồng thời Progesterone cũng có thể gây ra ức chế rụng trứng có tác dụng cao trong ngừa thai.

1.2. Đặt vòng tránh thai liệu có an toàn hay không?

Đặt vòng tránh thai có an toàn không là thắc mắc của nhiều chị em bởi thủ thuật này can thiệp trực tiếp đến bộ phận sinh sản. Để làm rõ vấn đề này, dưới đây là ưu, nhược điểm của đặt vòng tránh thai để chị em tham khảo và cân nhắc mức độ an toàn.

Ưu điểm:

– Đặt vòng tránh thai cho hiệu quả ngừa thai cao (từ 97% – 99%)

– Thời gian ngừa thai lâu

– Thủ thuật nhanh gọn

– Phù hợp với đa số chị em trong độ tuổi sinh sản và có nhu cầu ngừa thai

– Không ảnh hưởng nội tiết tố

– Chi phí hợp lý

Nhược điểm:

– Có thể bị rong kinh trong vài chu kỳ đầu sau đặt vòng

– Có thể bị đau bụng, đau lưng (cơn đau có thể thuyên giảm tự nhiên hoặc dùng giảm đau)

– Có thể ra nhiều khí hư trong thời gian đầu do phản ứng của nội mạc tử cung với vòng tránh thai, sau đó sẽ giảm dần

– Có 2-5% trường hợp bị rơi vòng tránh thai trong 3 tháng đầu

– Không giảm nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà,…

Như vậy bên cạnh những ưu điểm vượt trội, đặt vòng tránh thai vẫn có thể khiến chị em gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Đa số tác dụng phụ đều có thể tự khỏi hoặc xử lý được nếu như được can thiệp kịp thời. Để đảm bảo an toàn sức khỏe sau đặt vòng tránh thai, khi có dấu hiệu bất thường, chị em hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và hỗ trợ can thiệp.

2. Yêu cầu khi bạn đặt vòng tránh thai là gì?

Hầu hết chị em phụ nữ đều có thể sử dụng vòng tránh thai để ngừa thai mà không cần đáp ứng bất cứ yêu cầu đặc biệt nào.

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng viêm lợi quanh thân răng và cách chữa

Yêu cầu khi đặt vòng tránh thai là gì? Lưu ý khi đặt vòng tránh thai!

Hầu hết chị em có thể sử dụng vòng tránh thai mà không cần đáp ứng bất cứ yêu cầu khi đặt vòng tránh thai

Vòng tránh thai là an toàn, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp cần lưu ý và không nên đặt vòng tránh thai có thể gặp tác dụng phụ nguy hiểm. Những trường hợp chống chỉ định khi đặt vòng tránh thai là:

– Chị em mắc viêm vòi trứng hoặc mắc viêm vòi trứng đã được điều trị khỏi

– Mắc các bệnh viêm nhiễm tình dục, bệnh lây qua đường tình dục, bệnh ác tính đường sinh dục,..

– Các tế bào cổ tử cung phát hiện những dị ứng

– Người viêm nội mạc tử cung

– Người sa sinh dục độ II, III

– Người nghi ngờ bị ung thư phụ khoa, u xơ tử cung, polyp tử cung, tiền sử dị tật tử cung,…

– Người bị thiếu máu nặng hoặc gặp các rối loạn về máu khác, xuất huyết âm đạo không rõ nguyên nhân

– Phụ nữ đang có thai hoặc đang nghi ngờ có thai, phụ nữ từng nạo/phá thai

– Có bệnh lý về thận, tim, phổi

– Ngoài ra, những người bị dị ứng đồng không nên đặt vòng tránh thai chứa đồng, người bị bệnh ung thư vú không nên đặt vòng tránh thai nội tiết.

Để an toàn khi đặt vòng tránh thai, trước khi đặt vòng chị em nên đến khám phụ khoa tại bệnh viện uy tín để được tư vấn về mức độ phù hợp với yêu cầu. Nếu thuộc một trong những trường hợp chống chỉ định, chị em cũng không cần quá lo lắng vì còn nhiều phương án tránh thai an toàn khác và bạn sẽ được bác sĩ tư vấn cho phương pháp phù hợp.

3. Lưu ý quan trọng khi đi đặt vòng tránh thai

Khi quyết định ngừa thai bằng phương pháp đặt vòng, chị em nên chú ý một số điều dưới đây để buổi thực thiện thủ thuật diễn ra thuận lợi và an toàn nhất, đồng thời tránh những biến chứng về sau!

– Với phụ nữ bình thường, thời điểm tốt nhất để thực hiện đặt vòng tránh thai là ngay sau khi sạch kinh và chưa thực hiện quan hệ tình dục. Lúc này cổ tử cung hơi hé tạo thuận lợi cho quá trình đặt vòng, đồng thời giảm cảm giác đau, giảm chảy máu sau đặt vòng.

– Với phụ nữ sau sinh, thời điểm tốt nhất là sau sinh 6 tuần (với mẹ sinh thường) hoặc tối thiểu 3 tháng (với mẹ sinh mổ). Đây là khoảng thời gian phù hợp để tử cung lành lại và đảm bảo an toàn khi thực hiện thủ thuật.

– Sau đặt vòng cần hạn chế vận động mạnh như bê, vác, hay thụt rửa âm đạo,… để tránh làm tụt, lệch vòng tránh thai. Quan hệ tình dục cũng là hoạt động mạnh có thể làm ảnh hưởng đến vòng tránh thai, thời điểm thích hợp để quan hệ là sau đặt vòng từ 7 đến 10 ngày.

Yêu cầu khi đặt vòng tránh thai là gì? Lưu ý khi đặt vòng tránh thai!

>>>>>Xem thêm: Bí quyết chăm sóc răng sau khi làm răng sứ

Sau đặt vòng cần hạn chế vận động mạnh như bê, vác, quan hệ tình dục

– Sau đặt vòng nếu thấy có dấu hiệu bất thường như chảy máu nhiều, âm đạo ngứa ngáy, âm đạo có mùi hôi, khí hư bất thường,.. bạn cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra và hỗ trợ.

– Khám phụ khoa định kỳ theo các mốc 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm để kiểm tra vị trí vòng tránh thai cũng như các bất thường nếu có.

– Vòng hết hạn cần được đưa ra khỏi cơ thể, không nên để quá lâu.

Trên đây là những thông tin hữu ích về chủ đề đặt vòng tránh thai. Hi vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin mà bạn đang quan tâm. Nếu có câu hỏi liên quan đến đặt vòng tránh thai hoặc có nhu cầu đặt vòng tránh thai, nhận tư vấn về phương pháp tránh thai phù hợp, bạn có thể liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *