Ung thư dạ dày là bệnh ung thư nguy hiểm và có tỷ lệ mắc cao ở cả nam và nữ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về yếu tố gây ung thư dạ dày và cách phòng ngừa hợp lý. Mời độc giả cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những kiến thức bổ ích phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.
Bạn đang đọc: Yếu tố gây ung thư dạ dày và cách phòng ngừa
1. Các giai đoạn ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày xảy ra khi có sự phát triển bất thường của các tế bào trong dạ dày. Sự thay đổi này thường xuất phát từ một vài tế bào tăng sinh và dần tiến triển tạo thành tổn thương ác tính. Quá trình này có thể diễn ra âm thầm trong ít nhất vài tháng đến vài năm.
Ung thư dạ dày thuộc top 5 bệnh ung thư gây tử vong nhiều nhất ở cả nam và nữ. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, khó phát hiện từ giai đoạn sớm do không biểu hiện các triệu chứng. Trong giai đoạn đầu hình thành khối u, bệnh chỉ được phát hiện nếu tiến hành tầm soát.
Bệnh lý ung thư này được chia thành 5 giai đoạn dựa vào mức độ tổn thương, cụ thể:
– Giai đoạn 0: Các tế bào ung thư mới xuất hiện ở lớp niêm mạc dạ dày (ung thư biểu mô). Đây là giai đoạn sớm của ung thư dạ dày.
– Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư đã tấn công gây tổn thương lớp thứ 2 của dạ dày.
– Giai đoạn 2: Các tế bào ung thư đã xâm lấn qua lớp niêm mạc dạ dày (ung thư dưới cơ).
– Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư đã bắt đầu lan ra hạch bạch huyết và các cơ quan khác trong cơ thể.
– Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối của ung thư dạ dày, các tế bào ung thư đã di căn khắp cơ thể, gây nguy cơ tử vong cao.
2. Dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày
Mỗi người bệnh có thể có các dấu hiệu khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh và vị trí của tổn thương ác tính. Nhìn chung các dấu hiệu ung thư dạ dày thường không đặc hiệu, có thể xuất hiện trong các bệnh lý dạ dày thông thường khác.
Ở giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh có thể gặp triệu chứng rối loạn tiêu hóa như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, khó nuốt, cảm giác buồn nôn và nôn. Đồng thời, triệu chứng đau có thể xuất hiện với đặc điểm đau thượng vị âm ỉ không theo chu kỳ, đau khi đói hoặc khi ăn no.
Ung thư dạ dày ở giai đoạn tiến triển thường đi kèm với các triệu chứng như sau:
– Rối loạn tiêu hóa: Ợ chua thường xuyên, đầy hơi, chán ăn, ăn nhanh no kể cả khi ăn ít, buồn nôn và nôn ói.
– Cảm giác đau bụng với biểu hiện đa dạng gồm: đau bụng dữ dội sau khi ăn, hoặc đau âm ỉ không theo chu kỳ, đau khi đói, đau vùng dưới xương ức khi ăn no.
– Chảy máu ở vị trí tổn thương ung thư khiến người bệnh nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen, thiếu máu.
– Rối loạn dinh dưỡng do giảm hoặc mất khả năng hấp thu, dẫn đến sụt cân bất thường, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, giảm khả năng lao động.
3. Yếu tố gây ung thư dạ dày thường gặp và cách phòng bệnh
3.1. Nhiễm vi khuẩn HP
HP là vi khuẩn có khả năng sinh sống và cộng sinh trong niêm mạc dạ dày. Chúng là nguyên nhân chính gây ra các ổ viêm loét lâu liền ở dạ dày. Đây cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Để phát hiện vi khuẩn HP bạn có thể thực hiện nội soi dạ dày hoặc test HP qua hơi thở. Nếu được chẩn đoán dương tính với HP, bạn cần điều trị triệt để chúng bằng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Việc điều trị triệt để vi khuẩn HP sẽ giúp giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
3.2. Mắc bệnh lý mạn tính ở dạ dày là yếu tố gây ung thư dạ dày
Các bệnh lý ở dạ dày mạn tính (như viêm loét) cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Những ổ viêm loét lâu liền trong dạ dày sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn, dễ hình thành tế bào ung thư, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Cách phòng ngừa ung thư dạ dày từ các bệnh lý mạn tính rất đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng đúng thuốc và đủ liều lượng theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi đúng cách sẽ giúp kiểm soát và loại bỏ hoàn toàn bệnh lý ở dạ dày.
3.3. Có chế độ ăn uống thiếu khoa học
Việc thường xuyên ăn những thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao, đồ ăn cay nóng, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh được bày bán ở vỉa hè; nghiện rượu bia… sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Những thực phẩm này đi vào cơ thể, khiến dạ dày phải làm việc hết công suất và bị tổn thương, lâu ngày có thể hình thành tế bào ung thư trong dạ dày.
Chính vì thế, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, đồng thời tích cực vận động thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa béo phì. Theo đó, các biện pháp phòng ngừa yếu tố nguy cơ ung thư dạ dày này bao gồm:
– Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung thực phẩm giàu vitamin và chất xơ.
– Hạn chế ăn các thực phẩm giàu nitric và amin thứ cấp như dưa muối, cà muối, đồ ăn lên men, thịt hun khói, đồ nướng.
– Hạn chế đồ ăn công nghiệp và nước ngọt đóng chai.
– Không hút thuốc lá, uống rượu, bia hoặc sử dụng chất kích thích.
Tìm hiểu thêm: 5 phương pháp điều trị viêm tá tràng hiệu quả
3.4. Tuổi tác và giới tính là yếu tố gây ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày thường gặp ở người từ 40 tuổi trở lên. Nam giới có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn nữ giới.
Yếu tố này không thể phòng ngừa nên bạn cần chủ động thăm khám sức khỏe và tầm soát ung thư dạ dày định kỳ để kịp thời phát hiện sớm bệnh (nếu có). Phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn càng sớm thì cơ hội điều trị thành công cao.
>>>>>Xem thêm: Bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 3
3.5. Tiền sử gia đình mắc ung thư dạ dày
Mặc dù ung thư dạ dày không di truyền nhưng nó có liên quan tới gen. Theo đó, nếu trong gia đình có người thân như ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em ruột mắc ung thư dạ dày thì bạn cần hết sức chú ý. Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người không có yếu tố gia đình ảnh hưởng.
Yếu tố này không thể phòng ngừa nhưng bạn có thể phát hiện sớm mình có mắc ung thư dạ dày hay không bằng cách tầm soát ung thư dạ dày định kỳ.
Ung thư dạ dày là bệnh lý ác tính và có thể tiến triển nhanh chóng, xâm lấn và di căn sang các cơ quan khác nhau trong cơ thể thông qua hệ bạch huyết và máu. Chính vì thế việc phát hiện và phòng ngừa kịp thời ung thư dạ dày rất cần thiết.
Chính vì vậy, nếu bạn ở độ tuổi từ 40 trở lên và có các yếu tố gây ung thư dạ dày nêu trên, bạn cần chủ động đi khám để kịp thời phát hiện sớm bệnh. Tùy vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.