Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày. Thế nhưng không phải ai cũng biết để phòng ngừa hiệu quả. Mời độc giả tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm kiến thức về cách phòng ung thư dạ dày.
Bạn đang đọc: Yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở đường tiêu hóa. Bệnh bắt đầu khi các tế bào trong dạ dày phát triển và tăng sinh bất thường tạo thành các khối u. Nếu không được điều trị sớm, ung thư dạ dày có thể lây lan tới các bộ phận khác trong cơ thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Các yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày gồm:
Tuổi tác và giới tính
Ung thư dạ dày thường gặp ở người 40 tuổi trở lên, tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới. Tuy nhiên thực tế hiện nay, ung thư dạ dày có thể xuất hiện ở cả người trẻ tuổi, dưới 40 cũng có thể mắc bệnh.
Để phòng ung thư dạ dày, nam và nữ trong mọi độ tuổi cần quan tâm tới sức khỏe, chủ động tầm soát ung thư định kỳ.
Nhiễm vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn có thể sinh sống ở lớp nhầy niêm mạc dạ dày. Chúng sản sinh urease – chất này có thể phá hủy thành niêm mạc dạ dày, gây tổn thương nghiêm trọng, gây ra các bệnh lý mạn tính ở dạ dày như viêm loét dạ dày. Vi khuẩn sinh sống lâu ngày trong dạ dày còn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Thống kê, có tới 70% dân số Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP. Chúng lây truyền chủ yếu qua đường ăn uống, dùng chung các đồ dùng ăn uống, chung bát nước chấm, thìa, đũa…. Ngoài ra, vi khuẩn HP còn có thể lây lan qua quá trình nội soi dạ dày tại các cơ sở y tế không uy tín, do thực phẩm bẩn, thực phẩm không được che đậy kỹ.
Vì thế, cách phòng ngừa yếu tố nhiễm vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày là:
- Nếu chưa nhiễm HP cần chú ý không sử dụng chung đồ dùng ăn uống với người mắc bệnh, không mớm cơm cho trẻ, thức ăn cần được che đậy kỹ để tránh ruồi, gián, chuột mang mầm bệnh vào thức ăn, lựa chọn thực phẩm sạch, chế biến chín kỹ…
Tìm hiểu thêm: Hội chứng ruột kích thích K58 điều trị như thế nào?
- Trường hợp đã nhiễm vi khuẩn HP cần điều trị triệt để bệnh ngay từ khi mới phát hiện; chú ý tránh lây nhiễm vi khuẩn HP cho người thân trong gia đình và người xung quanh.
Mắc bệnh mạn tính ở dạ dày
Khi mắc bệnh ở dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, polyp dạ dày… mà không được điều trị triệt để, kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành mạn tính, lâu ngày làm tăng nguy cơ ung thư.
Do đó, khi mắc bệnh ở dạ dày, bạn cần tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ để loại bỏ sớm bệnh. Đồng thời theo dõi tình trạng sức khỏe, nếu có dấu hiệu tái phát trở lại cần đi khám và điều trị ngay
Tiền sử gia đình mắc bệnh
Nếu trong gia đình có người thân từng mắc ung thư dạ dày thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Vì thế bạn cần chủ động tầm soát ung thư dạ dày định kỳ để phát hiện sớm bệnh.
Chế độ ăn uống không khoa học
Ung thư dạ dày có liên quan tới yếu tố ăn uống. Theo đó nếu bạn thường xuyên ăn những thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm lên men như dưa, cà muối, thực phẩm nhiều muối, ăn ít rau xanh, thường xuyên bia rượu… sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp bệnh viêm ruột thừa có nguy hiểm không?
Chính vì thế, để phòng ngừa ung thư dạ dày là bạn cần thay đổi chế độ ăn uống: tích cực ăn nhiều rau củ quả nhằm cung cấp chất xơ và các loại vitamin tốt cho sức khỏe; hạn chế rượu bia và các thực phẩm không tốt cho dạ dày
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư dạ dày. Theo nghiên cứu, những người hút thuốc lá có khả năng mắc bệnh cao gấp đôi người không hút thuốc do trong thuốc lá chứa nhiều chất độc có thể gây tổn hại các tế bào trong dạ dày.
Vì vậy, từ bỏ thuốc lá là cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư dạ dày và các bệnh ung thư khác như phổi, thực quản, vòm họng…
Ung thư không chừa một ai, vì thế tầm soát ung thư định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện sớm bệnh. Với ung thư dạ dày, chúng ta cũng có thể phát hiện sớm nhờ thực hiện các bước thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu như xét nghiệm máu, nội soi dạ dày… Vì thế bạn cần đi khám ngay nếu có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ mắc ung thư dạ dày nêu trên.