Sau phẫu thuật cắt amidan, người bệnh luôn mong muốn phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên không ít trường hợp cắt amidan 10 ngày vẫn đau. Vậy nguyên nhân do đâu và cách xử trí như thế nào là đúng?
Bạn đang đọc: Cắt amidan 10 ngày vẫn đau nguyên nhân do đâu?
1. Cắt amidan 10 ngày vẫn đau có sao không?
Phẫu thuật cắt bỏ amidan là tiểu phẫu nhằm loại bỏ amidan khẩu cái bị viêm giúp người bệnh chấm dứt tình trạng viêm gây đau rát tái phát nhiều lần. Phẫu thuật này thường diễn ra trong thời gian ngắn từ 30 đến 1 tiếng tùy thuộc mức độ viêm và cấu trúc của amidan. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được nằm theo dõi trong ngày và có thể xuất viện trong vòng 24 giờ.
Hình ảnh amidan bị viêm và mất chức năng
Do tính chất của cuộc phẫu thuật không quá phức tạp nên mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe so với nhiều tiểu phẫu, đại phẫu khác không nhiều. Tuy nhiên, phẫu thuật amidan vẫn gây ra những ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể. Vì vậy người bệnh sau cắt amidan luôn được khuyến cáo theo dõi sức khỏe và thực hiện đúng chế độ chăm sóc theo căn dặn của bác sĩ.
Thông thường, cảm giác đau sẽ kéo dài trong khoảng 7 ngày đầu và có dấu hiệu giảm rõ rệt từ ngày thứ 10. Nếu sau 10 ngày phẫu thuật người bệnh vẫn có cảm giác đau nhiều và không thấy giảm bớt kèm theo các triệu chứng dưới đây thì cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để kiểm tra vùng cổ họng:
– Họng đau rát, cứng cổ và sưng đau lan sang cả vùng mặt và vùng cổ.
– Nuốt nước bọt kéo theo cảm giác đau đớn cả họng và mang tai.
– Xuất huyết (chảy máu) trong miệng hoặc bị chảy máu mũi không thể kiểm soát.
– Người bệnh thấy mệt mỏi và chóng mặt, thậm chí bị ngất xỉu khi chuyển tư thế.
– Sụt cân nhanh do đau họng không thể ăn uống.
– Sốt cao trên 38 độ C do hiện tượng nhiễm trùng vết cắt.
– Amidan vẫn bị sưng tấy và phù nề.
2. Vì sau cắt amidan được 10 ngày vẫn thấy đau?
Vì sao cắt amidan 10 ngày vẫn đau?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến sau cắt amidan 10 ngày người bệnh vẫn đau nhức. Trong đó phổ biến là do:
– Kỹ thuật cắt amidan không đúng gây ảnh hưởng và tổn thương các vùng xung quanh hoặc cắt chưa hết vùng amidan bị viêm nhiễm khiến các mô sót lại bị nhiễm trùng gây đau và tiếp tục tái phát bệnh. Trong trường hợp này, người bệnh cần thực hiện phẫu thuật lại để loại bỏ hoàn toàn ổ viêm.
– Sau phẫu thuật người bệnh gặp phải vấn đề rối loạn đông máu khiến vết thương không thể lành miệng dẫn đến mất máu và một loạt các triệu chứng nêu trên. Đây là vấn đề nghiêm trọng và có thể nguy hại tới tính mạng do mất máu quá nhiều. Cách tốt nhất khi chảy máu nhiều cần gặp bác sĩ để xử lý ngay.
– Sau phẫu thuật người bệnh không được chăm sóc đúng cách hoặc hoạt động mạnh quá sớm gây ảnh hưởng tới quá trình lành thương của vết cắt. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho tình trạng đau kéo dài sau 10 ngày kể từ khi phẫu thuật. Cần thực hiện những quy tắc chăm sóc nêu dưới để vết thương sau cắt amidan nhanh lành.
3. Làm gì để hạn chế đau kéo dài sau phẫu thuật cắt amidan
Để quá trình phẫu thuật phục hồi nhanh chóng, việc đầu tiên cần chọn địa chỉ điều trị uy tín và sau phẫu thuật cần tuân thủ nguyên tắc chăm sóc phục hồi.
3.1. Chọn địa chỉ thăm khám uy tín
Kỹ thuật cắt và điều kiện trang thiết bị thực hiện là vô cùng quan trọng để có một ca tiểu phẫu thành công. Khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ cần xác định chính xác và phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn vùng viêm cho người bệnh. Trong trường hợp kỹ thuật cắt còn sót, vùng viêm sẽ tiếp tục tiến triển khiến họng sưng nề và có thể lan sang các vùng lân cận.
Bên cạnh đó, công nghệ thực hiện trong phẫu thuật cũng là yếu tố quyết định đến yếu tố phục hồi của người bệnh. Với phương pháp cắt dao điện truyền thống, tốc độ phục hồi thường chậm hơn phương pháp hiện đại dùng dao plasma. Công nghệ phẫu thuật plasma cho phép hàn mạch nhỏ, hạn chế tối đa chảy máu và giúp tái tạo nhanh tế bào mô. Chính vì thế với các ca phẫu thuật bằng plasma, thời gian đau cũng giảm xuống đáng kể.
Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật nội soi mũi xoang chấm dứt viêm xoang mạn tính
Phẫu thuật cắt amidan tại BV ĐKQT Thu Cúc bằng công nghệ plasma
3.2. Ghi chú về vận động
Việc thực hiện những lưu ý sau cắt amidan là vô cùng quan trọng để giúp vùng phẫu thuật sớm phục hồi:
– Trong 4 giờ đầu người bệnh cần nằm yên, nằm nghiêng và không gối đầu để cầm máu và tránh chảy máu.
– Trong 24 giờ đầu không được phép khạc nhổ bởi vết thương vừa đông cầm máu có thể tiếp tục chảy máu bất cứ lúc nào.
– Nếu trong vòng 24 giờ người bệnh chảy máu nhiều cần thông báo trực tiếp với bác sĩ để xử lý.
– Trong tuần đầu tiên, vết thương bắt đầu lành miệng và cảm giác đau cũng giảm dần.
3.3. Chế độ ăn uống sau cắt amidan
>>>>>Xem thêm: Tổng quan về phương pháp nội soi gắp xương cá
Sau phẫu thuật cắt amidan cần ăn thức ăn lỏng, mềm, nguội để vết thương nhanh phục hồi
Ăn uống sau cắt amidan cần được chú trọng để giúp cơ thể vẫn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đồng thời không gây ảnh hưởng tới vết thương:
– Lựa chọn thức ăn lỏng, mềm, nguội trong ít nhất 4 ngày sau phẫu thuật. Một số món ăn gợi ý cho người sau phẫu thuật là: cháo loãng, súp, sữa,…. Lưu ý nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.
– Không uống các đồ uống có gas hoặc vị chua như nước chanh, nước cam,… bởi khí gas hoặc axit trong các đồ uống này sẽ khiến vết thương bị loét và gây đau rát.
– Không ăn đồ ăn có tính cay nóng, đồ ăn quá mặn vì dễ kích thích vòm họng gây phản ứng ho có thể khiến vết thương chảy máu trở lại.
Ngoài ra cần tránh các đồ uống chứa cồn, chất kích thích như rượu, bia,….
3.4. Chế độ sinh hoạt
Song song với chế độ ăn uống thì sinh hoạt cũng cần lưu ý:
– Đánh răng và súc miệng nhẹ nhàng.
– Thuốc giảm đau trước khi dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
– Hoạt động thể chất mạnh như chạy, nhảy, chơi bóng,… cần tránh đến khi amidan hồi phục.
– Trong trường hợp bị cảm hay bị dị ứng cần thông báo với bác sĩ.
Tóm lại cắt amidan 10 ngày vẫn đau có thể do quá trình phục hồi chậm cũng có thể do cuộc phẫu thuật chưa trọn vẹn bởi kỹ thuật cắt amidan hoặc chế độ chăm sóc,…. Cách tốt nhất là gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra. Bên cạnh đó, hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm được cách chăm sóc để vết thương sau phẫu thuật được lành nhanh nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.