Viêm xoang mũi là bệnh lý thường gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số mẹo nhỏ hàng ngày giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Bạn đang đọc: Mẹo vặt hàng ngày giúp cải thiện chứng viêm xoang mũi
1. Biểu hiện thường gặp của viêm xoang mũi
Viêm xoang là bệnh tai – mũi – họng phổ biến ở nước ta. Bệnh là tình trạng viêm, nhiễm trùng của một hoặc nhiều xoang, gây ra bởi vi trùng hay dị ứng dẫn tới phù nề, thu hẹp đường kính các lỗ xoang làm cho mủ và dịch viêm ứ đọng lâu trong xoang.
1.1. Phân loại bệnh viêm xoang mũi
Viêm xoang thường được phân loại dựa theo thời gian mắc bệnh tính từ giai đoạn khởi phát. Do đó, viêm xoang được chia ra làm 4 loại chủ yếu, bao gồm:
– Viêm xoang cấp: Đây là loại viêm xoang phổ biến nhất trong tất cả các loại và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Triệu chứng của nó thường giống như cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi hoặc sốt nhẹ, chóng mặt…Các triệu chứng xuất hiện đột ngột và kéo dài không quá 4 tuần.
– Viêm xoang bán cấp: Tuy viêm xoang bán cấp không diễn biến nhanh nhưng lại dai dẳng và mức độ tăng hơn. Các triệu chứng thường kéo dài, lâu ngày không khỏi như ho dai dẳng, mệt mỏi, đau răng, đau đầu nhiều ngày. Nếu viêm xoang cấp tính mà không điều trị dứt điểm, bệnh sẽ phát triển thành mãn tính và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
– Viêm xoang mãn tính: Loại viêm xoang kéo dài suốt từ 12 tuần trở lên và gây cho người bệnh khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không chữa trị kịp thời như viêm phế quản, viêm họng mãn tính, suy giảm thị lực, viêm não…
– Viêm xoang tái phát: Đây là loại thường lặp đi lặp lại nhiều đợt trong 1 năm khi điều kiện thời tiết thay đổi. Điều trị viêm xoang tái phát khó khăn hơn vì các triệu chứng của nó thường dai dẳng hơn.
Viêm xoang là bệnh lý phổ biến ở nước ta
1.2. Các biểu hiện thường thấy của viêm xoang mũi
Viêm xoang thường xảy ra khi cảm cúm, cảm lạnh hoặc sốt đi kèm với các triệu chứng như:
– Nghẹt mũi
– Giảm khướu giác
– Nước mũi xanh hoặc vàng, đặc
– Ho
– Hơi thở có mùi
– Đau răng hàm trên
Nghẹt mũi, sổ mũi là biểu hiện thường gặp ở người mắc bệnh viêm xoang
Tuy nhiên, nếu bệnh rơi vào giai đoạn nặng sẽ có những biểu hiện sau mà bạn cần chú ý để đi khám, chữa ngay:
– Đau nhức: Khi bị viêm xoang ở vùng nào thì sẽ có cảm giác đau nhức ở vùng đó. Nếu bị viêm xoang hàm thì sẽ xuất hiện đau nhức ở vùng má, viêm xoang trán thì xuất hiện đau nhức giữa 2 lông mày.
– Chảy dịch: Thông thường, viêm xoang đi kèm với hiện tượng chảy dịch nhầy ở mũi và chảy xuống cổ họng. Bệnh nhân sẽ luôn có cảm giác khó chịu ở cổ họng, muốn khạc nhổ liên tục.
– Nghẹt mũi: Đây là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh viêm xoang. Người bệnh luôn trong tình trạng khó thở, khó chịu và khô rát họng.
– Điếc mũi: Nhiều người bệnh bị không phân biệt được mùi vị khi ngửi do dây thần kinh khứu giác không cảm nhận được mùi. Điều này là do người bệnh chủ quan sức khỏe, không điều trị dứt điểm khiến viêm mũi trở nặng, gây phù nề.
Nghiêm trọng hơn, bệnh viêm xoang sẽ gây các biến chứng nguy hiểm khi lan truyền quanh ổ mắt, gây tắc tĩnh mạch xoang hang, áp xe ngoài màng cứng hoặc áp xe não.
2. Mách nhỏ cách cải thiện tình trạng viêm xoang
Bởi các triệu chứng viêm xoang gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày mà việc điều trị dứt điểm là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số mẹo tự nhiên bạn có thể áp dụng để cải thiện tình trạng viêm xoang mũi:
– Gừng tươi kết hợp với hành khô: Gừng và hành cắt nhuyễn, giã nhỏ và chắt lấy nước. Dùng tăm bông thấm dung dịch cho lên mũi và để khoảng 30 phút cho thông mũi. Sử dụng đều đặn 2 lần/ ngày liên tục trong 2 tuần để thấy hiệu quả. Từ xa xưa, gừng và hành đã là 2 thảo dược giúp tiết chế dịch mũi, giảm nghẹt mũi.
Tìm hiểu thêm: Khẩn trương đi khám tai mũi họng nếu thấy 5 dấu hiệu sau
Gừng và hành khô là 2 thảo dược phổ biến đặc trị viêm xoang
– Tỏi và mật ong: Đây là nguyên liệu kháng sinh tự nhiên, trị nhiễm khuẩn. Mỗi ngày sử dụng 3 – 4 lần để thấy rõ hiệu quả.
– Xông hơi: Lá hương nhu, lá bưởi đem đun sôi và trùm chăn lên, hít lấy hơi nước. Mỗi lần xông khoảng 10 – 15 phút, mỗi ngày 3 lần.
– Nghệ tươi: Củ nghệ tươi rửa sạch, giã nát, ép lấy nước rồi dùng để nhỏ mũi. Sử dụng dung dịch này thường xuyên và kiên trì sẽ thấy hiệu quả.
– Giấm táo: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1 muỗng canh giấm táo nguyên chất. Giấm táo thường xuyên được dùng để đặc trị bệnh viêm xoang.
Mỗi ngày uống 3 muỗng canh giấm táo nguyên chất để thấy hiệu quả
3. Lời khuyên phòng tránh tái phát bệnh viêm xoang
Theo bác sĩ và các chuyên gia y tế, các mẹo tự nhiên dân gian không thể điều trị tận gốc và chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, có thể tái phát. Vì vậy, bạn vẫn nên đi khám chuyên khoa tai – mũi – họng để tìm ra nguyên nhân gây viêm xoang, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.
Bên cạnh việc đi khám sức khỏe định kỳ, bạn cũng nên kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học để cải thiện thể sức khỏe cơ thể. Bao gồm: rau củ quả, hoa quả tươi, thực phẩm giàu omega-3, vitamin C.
Đặc biệt, bạn nên áp dụng những biện pháp phòng ngừa để phòng tránh bệnh tái trở lại:
– Hạn chế tiếp xúc với nhiều khói bụi, chất thải, khói thuốc lá…
– Không nên để mũi tiếp xúc trực tiếp với luồng gió của máy lạnh, quạt khi nằm ngủ hoặc làm việc.
– Tăng cường vận động cơ thể bằng việc thường xuyên luyện tập thể dục
>>>>>Xem thêm: Viêm vành tai chảy mủ: Nguyên nhân và cách điều trị
Chủ động khám sức khỏe chuyên khoa tai – mũi – họng để điều trị tận gốc bệnh viêm xoang
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý vị các mẹo vặt hàng ngày để cải thiện triệu chứng bệnh viêm xoang mũi, từ đó chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.