Nổi mề đay xảy ra khá phổ biến ở trẻ em, đây là phản ứng dị ứng của cơ thể với thực phẩm, thuốc, cao su hoặc vết cắn của côn trùng. Hầu hết các trường hợp là nổi mề đay cấp tính, có nghĩa là sẽ biến mất rong vòng một vài ngày. Tuy nhiên cũng có trường hợp mề đay mạn tính và kéo dài hàng tuần hoặc lâu hơn. Nổi mề đay khiến da nổi lên từng đám sẩn mụn nhiều hoặc ít, không đều, màu hồng hoặc xanh trắng và rất ngứa. Có nhiều phương pháp điều trị nổi mề đay ở trẻ em.
Bạn đang đọc: Điều trị nổi mề đay ở trẻ em trường hợp là nổi mề đay
Điều trị nổi mề đay ở trẻ em hiệu quả nhất khi xác định được các chất gây ra phản ứng dị ứng dẫn tới nổi mề đay, sau đó tránh tiếp xúc với chất đó trong tương lai.
1.Xác định nguyên nhân gây mề đay
Điều trị nổi mề đay ở trẻ em hiệu quả nhất khi xác định được các chất gây ra phản ứng dị ứng dẫn tới nổi mề đay, sau đó tránh tiếp xúc với chất đó trong tương lai. Ví dụ, nếu một loại thuốc mới hay thuốc kháng sinh dẫn đến nổi mề đay, cần ngừng sử dụng và đảm bảo trong tương lai sẽ không sử dụng loại thuốc này nữa.
2. Cách điều trị nổi mề đay ở trẻ em
2.1. Thuốc kháng histamin H1
Thuốc kháng histamin là loại thuốc chống dị ứng được sử dụng chủ yếu để điều trị nổi mề đay. Thuốc này làm việc bằng cách ngăn chặn một loại tế bào nhất định (gọi là các thụ thể H1), do đó phản ứng dị ứng không thể tiếp tục. Các loại thuốc kháng histamin H1 bao gồm thuốc dạng uống như diphenhydramine hay thuốc bôi như hydroxyzine. Liều tiêu chuẩn của diphenhydramine ở trẻ em từ 2- 11 tuổi là 1-2 mg / kg, mỗi lần uống cách nhau 6 giờ khi cần thiết (liều lượng an toàn tối đa mỗi liều là 50mg, và tổng số 300mg mỗi ngày). Ở trẻ em trên 12 tuổi, liều lượng là 25 – 50mg, mỗi lần uống cách nhau 2 – 4 giờ khi cần thiết (liều lượng an toàn tối đa trong một ngày là 400 mg).
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn xử trí trẻ bị lây cảm cúm từ mẹ hiệu quả
Thuốc kháng histamin là loại thuốc chống dị ứng được sử dụng chủ yếu để điều trị nổi mề đay.
Các loại thuốc kháng histamin làm việc khá nhanh chóng và hiệu quả nhưng đều có tác dụng an thần đối với trẻ khi được đưa vào cơ thể qua đường uống. Vì thế nếu tình trạng nổi mề đay chỉ kéo dài hơn một vài ngày, thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai (mới) có thể được chỉ định. Ví dụ về các thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai bao gồm loratidine (Claritin) và Cetirizine (Zyrtec). Một liều điển hình của loratidine ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi là 5mg,dùng bằng đường uống mỗi ngày một lần. Ở trẻ trên 6 tuổi liều dùng điển hình là 10mg, dùng bằng đường uống mỗi ngày một lần.
2.2. Thuốc kháng histamin H2
Thuốc kháng histamin H2 có tác dụng ức chế hoạt động của thụ thể H2. Tuy nhiên thuốc kháng histamin H2 thường không được dùng đơn lẻ mà kết hợp với với thuốc kháng histamin H1 để loại thuốc này hoạt động hiệu quả hơn. Trong một số trường hợp, ban đầu bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng histamin H1, nếu thuốc này không có hiệu quả, thuốc kháng histamin H2 có thể được thêm vào.
2.3. Corticosteroids
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết chăm sóc trẻ sốt xuất huyết
Chỉ sử dụng thuốc Corticosteroids khi đã thử nhiều phương pháp khác nhưng không hiệu quả.
Thuốc Corticosteroids như prednisone thường chỉ được đề nghị nếu tất cả các phương pháp điều trị khác đã được thử và đã thất bại. Điều này là bởi vì có một loạt các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra khi tiếp tục sử dụng các steroid. Mối lo ngại khi sử dụng với việc cho steroid cho trẻ em là tác động đến tăng trưởng như giảm hình thành xương và giảm bài tiết hormone tăng trưởng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.