Viêm ruột thừa ở trẻ: Tiềm ẩn nguy cơ tử vong

Viêm ruột thừa ở trẻ xuất hiện phổ biến ở lứa tuổi 10 – 19 tuổi. Do bố mẹ thiếu kiến thức về nhận biết và xử trí, nhiều trẻ viêm ruột thừa không được phát hiện và điều trị kịp thời, đã tử vong. Nếu bố mẹ nằm trong nhóm những thiếu kiến thức về viêm ruột thừa, bài viết này dành cho bố mẹ. Đọc ngay, bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Viêm ruột thừa ở trẻ: Tiềm ẩn nguy cơ tử vong

1. Khái niệm viêm ruột thừa

Là một bộ phận của ống tiêu hóa, ruột thừa nằm ở ngã ba ruột non – ruột già, dài vài cm và nối trực tiếp với manh tràng (đoạn đầu ruột già). Trong hầu hết các trường hợp, ruột thừa nằm ở bụng dưới. Một số trường hợp còn lại, ruột thừa nằm ở các vị trí khác lân cận, như ở giữa hoặc bên trái bụng là một ví dụ điển hình.

Theo đó tình trạng viêm ruột thừa được xác định là tồn tại khi ở ruột thừa, xảy ra hiện tượng viêm.

Viêm ruột thừa ở trẻ: Tiềm ẩn nguy cơ tử vong

Ruột thừa dài vài cm và nối liền với manh tràng

2. Nguyên nhân viêm ruột thừa

Hiện tượng viêm ở ruột thừa có thể khởi phát do 2 nguyên nhân là: Tắc nghẽn lòng ruột thừa và loét niêm mạc ruột thừa.

– Tắc nghẽn lòng ruột thừa: Giữa tắc nghẽn lòng ruột thừa và loét niêm mạc ruột thừa, tắc nghẽn lòng ruột thừa là nguyên nhân chủ yếu hơn. Theo đó, lòng ruột thừa có thể tắc nghẽn vì các dị vật như thức ăn, ký sinh trùng, sỏi phân, khối u hoặc khối hạch phì đại. Khi đó, áp lực lòng ruột thừa sẽ tăng do dịch ruột thừa ứ đọng. Đồng thời, môi trường ứ đọng dịch tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công thành ruột thừa. Tất cả những hiện tượng đó, cuối cùng đưa đến tình trạng viêm ruột thừa (viêm ruột thừa tắc nghẽn).

– Loét niêm mạc ruột thừa: Viêm bắt đầu từ niêm mạc ruột thừa rồi xâm lấn tới các lớp bên dưới, làm thành ruột thừa phù nề và các hệ thống mạch máu nuôi dưỡng ruột thừa tắc nghẽn. Lúc này, ruột thừa thiếu máu nuôi dưỡng và viêm (viêm ruột thừa xuất tiết).

3. Dấu hiệu nhận biết viêm ruột thừa

Dấu hiệu nhận biết viêm ruột thừa tương đối đặc trưng. Theo đó, chúng bao gồm:

– Đau bụng, thường bắt đầu phía trên sau đó lan ra quanh rốn rồi tập trung tại vùng hố chậu phải. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, bố mẹ không thể trông chờ trẻ tự xác định vị trí cơn đau. Chính vì vậy, bố mẹ phải chú ý quan sát biểu hiện của trẻ. Nếu trẻ quấy khóc và đưa tay sờ bụng, khả năng cao là trẻ đau bụng.

– Sưng tấy, đặc biệt là vùng hố chậu phải

– Buồn nôn, nôn, có thể kèm rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hoặc táo bón)

– Chán ăn, ngay cả khi được ăn thực phẩm yêu thích

– Sốt, thường ở mức độ 37 – 39 độ C. Một số trường hợp sốt trên 40 độ C

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chi tiết chăm sóc trẻ sốt xuất huyết

Viêm ruột thừa ở trẻ: Tiềm ẩn nguy cơ tử vong

Sốt là một dấu hiệu nhận biết viêm ruột thừa

– Có thể rối loạn bài tiết, tiểu đau.

– Mệt mỏi

4. Biến chứng viêm ruột thừa

Không phải trẻ viêm ruột thừa nào cũng có đầy đủ các triệu chứng được liệt kê phía trên. Chính vì vậy, khi trẻ có một hoặc một vài triệu chứng trong các triệu chứng đó, bố mẹ phải đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay lập tức. Viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại, không xử trí kịp thời, ruột có thể hoại tử rồi vỡ ra, vi khuẩn từ ruột thừa di chuyển vào ổ bụng, gây viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu), suy đa tạng và tử vong.

5. Chẩn đoán và điều trị viêm ruột thừa

5.1. Chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ

Để được chẩn đoán viêm ruột thừa, trẻ cần thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng. Trong đó:

– Thăm khám lâm sàng, ngoài khai thác tiền sử và triệu chứng bệnh lý, chuyên gia còn tiến hành một số kiểm tra vùng bụng như sau: Kiểm tra mức độ đau của bụng (bác sĩ ấn tay lên vùng đau; nếu cơn đau có xu hướng trở nên tồi tệ hơn, đây là dấu hiệu cho thấy phúc mạc lân cận cũng đang viêm); kiểm tra mức độ cứng của bụng; kiểm tra trực tràng dưới;…

– Thăm khám cận lâm sàng, bao gồm xét nghiệm máu (nhằm định lượng bạch cầu, xác định tình trạng viêm, nếu có); xét nghiệm nước tiểu (nhằm loại trừ nguyên nhân gây đau là do viêm hệ tiết niệu, sỏi thận); chẩn đoán hình ảnh (có thể là X-quang bụng, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ,…).

Viêm ruột thừa ở trẻ: Tiềm ẩn nguy cơ tử vong

>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh thở khò khè phải làm sao?

Để xác định chỉ số bạch cầu, trẻ cần xét nghiệm máu

5.2. Điều trị viêm ruột thừa ở trẻ

Sau thăm khám và chẩn đoán, tùy thuộc tình trạng nặng – nhẹ của viêm ruột thừa, chuyên gia sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ

Có 2 phương pháp điều trị viêm ruột thừa cho trẻ là: Phẫu thuật cắt ruột thừa – mổ hở và phẫu thuật cắt ruột thừa – mổ nội soi. Trong đó, để mổ hở, chuyên gia cần mở một đường trên bụng trẻ, đường này dài khoảng 5 – 10cm. Còn để mổ nội soi, chuyên gia chỉ cần mở trên bụng trẻ một đường nhỏ hơn 5cm.

Đối với phương pháp nội soi, chuyên gia sẽ chèn các dụng cụ đặc biệt và một máy quay vào bụng trẻ thông qua đường mổ đã mở, để loại bỏ ruột thừa tổn thương. Trong 2 phương pháp, đây là phương pháp được lựa chọn nhiều hơn. Bởi áp dụng phương pháp phẫu thuật này, trẻ ít đau, hồi phục nhanh và ít để lại sẹo.

Tuy nhiên, nếu ruột thừa đã vỡ, vi khuẩn đã di chuyển vào ổ bụng hoặc xung quanh ruột thừa viêm đã xuất hiện áp xe, trẻ bắt buộc phải mổ hở. Mổ hở là cần thiết để chuyên gia có thể làm sạch hoàn toàn khoang bụng cho trẻ. Việc làm sạch này được gọi là dẫn lưu áp xe trước khi mổ ruột thừa.

Phía trên là thông tin cơ bản nhưng hữu ích về viêm ruột thừa ở trẻ. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp chi tiết và nhanh chóng, liên hệ ngay Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *