Trẹo chân có nên bôi dầu?

Chồng tôi thường xuyên đi đá bóng, 1 tuần 2-3 buổi, thỉnh thoảng bị trật khớp, trẹo chân. Vì thế tôi muốn tìm hiểu kĩ các phương pháp xử trí sao cho hợp lý. Nhiều người khuyên nên bôi dầu nóng nhiều người lại khuyên không nên, làm tôi rất băn khoăn. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi trẹo chân có nên bôi dầu không và vì sao ạ? (Kiều Oanh – Hà Nội)

Bạn đang đọc: Trẹo chân có nên bôi dầu?

Trẹo chân có nên bôi dầu?

Trẹo chân hay trật khớp là một chấn thương thường gặp, đặc biệt đối với người thường xuyên chơi thể thao.

Trả lời

Bạn Kiều Oanh thân mến!

Với câu hỏi: “trẹo chân có nên bôi dầu không và cách xử lí khi bị trẹo chân?”, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

1. Trẹo chân thường xảy ra khi nào?

Trẹo chân hay trật khớp là một chấn thương thường gặp, đặc biệt đối với người thường xuyên chơi thể thao. Trẹo chân thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân như bước hụt, chạy quá nhanh, trẹo đầu gối, chống đỡ khi bị ngã, vận động sai tư thế,…

Khi trẹo chân, trật khớp, một hoặc nhiều dây chằng bị giãn hoặc bị rách. Đây là các triệu chứng thường thấy của bong gân bao gồm đau, sưng, tụ máu bầm, kèm theo đó là các cơn đau khiến khớp không thể cử động và vận động được, các cơn đau thường ngắn hoặc kéo dài, không di chuyển được.

2. Trẹo chân có nên bôi dầu không?

Khi bị trẹo chân, nếu biết cách xử lý kịp thời và đúng cách vùng bị sưng đau sẽ nhanh chóng hồi phục, ngược lại nếu xử lý không đúng, tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Câu hỏi trẹo chân có nên bôi dầu không là một trong những câu hỏi thường gặp khi xử lý sự cố trẹo chân. Trên thực tế, khi bị trẹo chân dẫn đến trật khớp hay bong gân bạn cần tránh bôi dầu nóng, dán salonpas, bôi rượu thuốc… vì dầu nóng sẽ làm chỗ sưng giãn mạch máu khiến chảy máu nhiều hơn, có thể làm cho tình trạng bệnh càng nặng thêm.

Tìm hiểu thêm: Cảnh giác khi bị tê mỏi chân tay

Trẹo chân có nên bôi dầu?

Khi bị trẹo chân, bạn không nên chườm nóng mà chỉ nên chườm lạnh

Như vậy câu hỏi trẹo chân có nên bôi dầu đã được giải đáp và bạn cần lưu ý.

3. Cách xử trí khi bị trẹo chân tại nhà

Ngoài ra tùy thuộc vào mức độ trẹo chân và vùng bị chấn thương, bệnh nhân có thể tự điều trị ở nhà bằng việc thực hiện kịp thời và đầy đủ các biện pháp:

+ Tạm dừng mọi hoạt động vận động, đi lại,…

+ Hạn chế và không di chuyển.

+ Chườm lạnh bằng nước đá vùng trẹo chân, bong gân từ 2 đến 3 lần trong ngày.

+ Nằm và gác chân lên cao hơn khoảng 10 cm so với tim, để máu lưu thông dễ dàng hơn, đồng thời giúp tan máu bầm.

Trẹo chân có nên bôi dầu?

>>>>>Xem thêm: Trị đau nhức cơ thể do nằm sai tư thế

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám khi bị trẹo chân

+ Cố định khớp bằng băng thun

+ Nghỉ ngơi vài ngày, nếu cần di chuyển bạn nên dùng nạng

– Bổ sung kẽm, silicium, đồng trong vòng 2 – 3 tuần bằng các loại thực phẩm như: Gan bê, hào, hạt bí, bột ca cao, mè, rong biển, mực ống, hành, tỏi,…

4. Cách phòng ngừa trẹo chân

Trẹo chân có thể phòng ngừa được nếu bạn có ý thức và thực hiện tốt một số nguyên tắc như:

  • Tránh mang giày gót cao khi đi trên mặt bằng gồ ghề; chọn giày phù hợp cho mỗi hoàn cảnh di chuyển;
  • Thận trọng khi đi xuống dốc, cầu thang, đặc biệt là với người già, trẻ nhỏ;
  • Khởi động làm nóng trước khi tập luyện thể thao;
  • Thường xuyên vận động khớp nhằm tăng sức bền và thích nghi với những động tác mạnh, nhanh.

Hi vọng với lời giải đáp trên đây bạn Kiều Oanh đã hiểu rõ vấn đề trẹo chân có nên bôi dầu không và cách xử lí khi bị trẹo chân tại nhà giúp giảm đau và sưng hiệu quả. Nếu trường hợp nặng bạn nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *