Tìm hiểu về xét nghiệm tầm soát ung thư gan sớm

Hiện nay, xét nghiệm tầm soát ung thư gan sớm đã trở thành mối bận tâm lớn với nhiều người. Theo báo cáo năm 2020 từ Globocan, ung thư gan đã vượt qua ung thư phổi, trở thành loại ung thư phổ biến nhất ở nước ta với 26.418 ca mắc mới (chiếm 14.5%). Trong số đó, 20.256 trường hợp là bệnh nhân nam giới. Cũng trong năm này, ung thư gan có tỉ lệ tử vong hàng đầu với 25.272 ca, chiếm 20.6% trường hợp tử vong do ung thư tại Việt Nam.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về xét nghiệm tầm soát ung thư gan sớm

1. Tìm hiểu về ung thư gan

1.1. Định nghĩa

Ung thư gan bắt nguồn từ sự phát triển không kiểm soát của những tế bào tại gan. Ung thư gan bao gồm:

– Ung thư gan nguyên phát (xuất phát từ gan hoặc ống mật)

– Ung thư gan thứ phát (ung thư từ nơi khác di căn).

Trong đó, ung thư gan nguyên phát chiếm khoảng 80% trường hợp. Tại Việt Nam những năm gần đây, trung bình cứ 100.000 người thì có 29.55 người mắc ung thư gan. Các yếu tố dẫn đến nguy cơ cao ung thư gan nguyên phát bao gồm:

– Nhiễm virus viêm gan B, C

– Xơ gan

– Tiếp xúc với các chất độc gây hoại tử tế bào gan như nấm mốc Aflatoxin, dioxin, tetraclorua cacbon, nitrosamine,…

Trung bình tỉ lệ sống của bệnh nhân ung thư gan trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán là khoảng 15%. Nếu phát hiện sớm bệnh và điều trị trong giai đoạn đầu, tỉ lệ này sẽ gia tăng và ngược lại. Cụ thể:

– Giai đoạn 1: Cơ hội sống trên 5 năm khoảng 32%

– Giai đoạn 2: Cơ hội sống trên 5 năm khoảng 20%

– Giai đoạn 3: Cơ hội sống trên 5 năm khoảng 12%

– Giai đoạn 4: Cơ hội sống trên 5 năm dưới 3%

Tìm hiểu về xét nghiệm tầm soát ung thư gan sớm

Ung thư gan là bệnh lý ác tính thường gặp.

1.2. Các giai đoạn bệnh

– Giai đoạn 1

Ở giai đoạn này, những biểu hiện bệnh thường rất nghèo nàn. Chính vì vậy, việc phát hiện bệnh sớm không hề dễ dàng. Lúc này, khối u xuất hiện đơn lẻ, chưa xác định kích thước, vẫn khu trú trong gan và chưa có dấu hiệu xâm lấn các mạch máu hoặc cơ quan lân cận.

– Giai đoạn 2

Các khối u đơn lẻ bắt đầu phát triển và xâm lấn mạch máu. lan rộng tới nhiều mô trong gan. Những khối u này có kích thước nhỏ hơn 5cm. Tế bào ung thư vẫn khu trú và chưa thể xâm lấn các hạch bạch huyết hoặc cơ quan lân cận.

– Giai đoạn 3

Giai đoạn này sẽ được chia nhỏ như sau

Giai đoạn 3-1: Xuất hiện nhiều khối u có kích thước khoảng 5cm. Các khối u chưa lan rộng đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Giai đoạn 3-2: Gan đã có nhiều khối u. Đồng thời có một khối u xâm lấn tĩnh mạch gan.

Giai đoạn 3-3: Ung thư đã lan đến một vài cơ quan lân cận như lớp vỏ quanh gan, túi mật. Khối u chưa thể di căn xa hoặc di căn hạch.

– Giai đoạn 4

Giai đoạn cuối và nguy hiểm nhất, bao gồm

Giai đoạn 4-1: Toàn bộ các khối u đã lan đến mạch máu, hạch bạch huyết và cơ quan lân cận. Tuy nhiên ung thư chưa di căn xa.

Giai đoạn 4-2: Ung thư đã di căn xa.

2. Tìm hiểu về xét nghiệm tầm soát ung thư gan sớm

Để chẩn đoán ung thư gan, bác sĩ thường chỉ định siêu âm. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể phát hiện khối u từ 1cm. Ngoài ra, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác bao gồm: chụp MRI, chụp CT,…

Tuy nhiên những phương pháp trên chỉ phát hiện ung thư khi đã xuất hiện khối u. Để hỗ trợ chẩn đoán sớm, bác sĩ có thể dựa vào các xét nghiệm sinh hóa bao gồm AFP, AFP-L3 và DCP.

2.1. Xét nghiệm tầm soát ung thư gan sớm AFP

Xét nghiệm AFP được áp dụng khá phổ biến hiện nay để phát hiện các mầm mống ung thư gan. AFP (Alpha – Fetoprotein) là một glycoprotein được sản sinh khi phôi thai phát triển. Với người bình thường, chỉ số nồng độ AFP là dưới 25UI/ml. Nếu chỉ số này tăng trên 25UI/ml là dấu hiệu nguy cơ ung thư gan. Theo số liệu nghiên cứu, trên 50% các ca ung thư gan có chỉ số nồng độ AFP > 300UI/ml.

AFP là một chất chỉ dấu tế bào ung thư có độ nhạy và chính xác khoảng 80%. Ngoài ra chỉ số này còn được dùng để theo dõi và đánh giá kết quả điều trị bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế có một vài trường hợp chỉ số AFP tăng quá mức bình thường nhưng không phải do ung thư gan mà do mắc các bệnh lý về gan như viêm gan hoặc xơ gan. Với những đối tượng  mắc các bệnh về gan có nguy cơ cao chuyển biến sang ung thư, cần thực hiện xét nghiệm AFP kết hợp siêu âm định kỳ nhằm đánh giá nguy cơ ung thư gan và có những biện pháp phòng chống kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Viêm lợi trùm là gì? Điều trị viêm lợi trùm thế nào?

Tìm hiểu về xét nghiệm tầm soát ung thư gan sớm

Xét nghiệm máu tính chỉ số AFP được áp dụng khá phổ biến trong sàng lọc ung thư gan.

2.2. Xét nghiệm tầm soát ung thư gan sớm AFP-L3

AFP có 3 dạng gắn vào LCA (Lens culinaris agglutinin) bao gồm AFP-L1, AFP-L2 và AFP-L3. Trong đó AFP-L1 được thấy chủ yếu ở những người bị bệnh gan lành tính như viêm gan hoặc xơ gan. AFP-L2 có khả năng gắn LCA với áp lực vừa phải, chủ yếu được thấy ở các khối u túi noãn hoàng.

AFP-L3 được thấy bởi các tế bào gan ác tính, gắn vào LCA với áp lực cao. Đây là dạng chủ yếu được thấy ở bệnh nhân ung thư gan nguyên phát. Giá trị xét nghiệm tầm soát ung thư gan với AFP-L3 được đánh giá có độ đặc hiệu khoảng 90%. Chỉ số này được ghi nhận chiếm 10% trên tổng AFP. Nếu giá trị AFP-L3 vượt quá mức này, nguy cơ ung thư gan nguyên phát trong vòng 21 tháng sẽ tăng gấp 7 lần.

2.3. Xét nghiệm tầm soát ung thư gan DCP

Phương pháp xét nghiệm ung thư gan DCP (Des-Gamma-Carboxy Prothrombin) hay còn có tên gọi khác là PIVKA-II. DCP là một dạng bất thường được tạo ra do sự thiếu hụt vitamin K của prothrombin – một yếu tố đông máu được sản xuất bởi gan. DCP còn có thể được sản xuất bởi các khối u ở gan và mức độ thường tăng lên khi bị ung thư gan nguyên phát. Chính vì vậy, nó mang ý nghĩa như điểm đánh dấu khối u trong sàng lọc ung thư gan.

Với người bình thường, chỉ số nồng độ DCP là 0-7,5 ng/ml. Nếu kết quả đạt ngưỡng 25 ng/ml thì xét nghiệm DCP có độ nhạy 87% và độ đặc hiệu 85% trong chẩn đoán ung thư nguyên phát. Theo chuyên gian, nồng độ DCP tăng thường phản ánh tình trạng, kích thước khối u và sự xâm lấn tĩnh mạch cửa. Do đó, việc phẫu thuật cắt bỏ khối u và điều trị có thể làm giảm nồng độ DCP nhanh chóng.

Trên thực tế, không phải 100% trường hợp ung thư gan đều sản xuất DCP. Vì vậy, người bệnh cần thực hiện nhiều phương pháp tầm soát kết hợp để hỗ trợ chẩn đoán chính xác nhất.

Tìm hiểu về xét nghiệm tầm soát ung thư gan sớm

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu khả năng lây nhiễm của bệnh tình dục qua đường miệng

Thu Cúc TCI là địa chỉ được nhiều người dân tin tưởng lựa chọn dịch vụ tầm soát ung thư.

Ung thư gan là bệnh lý ác tính tiến triển thầm lặng. Đa số ca bệnh được phát hiện muộn dẫn đến tỉ lệ sống thấp. Do đó, những người có yếu tố nguy cơ như viêm gan B, C, uống nhiều rượu hoặc trong gia đình có người thân mắc ung thư gan cần thường xuyên tầm soát để phát hiện sớm bệnh.

Hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang triển khai gói tầm soát ung thư gan với đầy đủ các danh mục cần thiết. Đến với Thu Cúc TCI, bạn sẽ được thăm khám trực tiếp cùng đội ngũ bác sĩ hàng đầu và hệ thống máy móc tân tiến, dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp,… giúp bạn phát hiện ung thư từ sớm, đem lại hiệu quả điều trị và cơ hội sống cao.

Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về xét nghiệm tầm soát ung thư gan. Đừng quên tiến hành thăm khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *