Viêm tụy cấp là bệnh lý đáng lo ngại với nguy cơ biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tính mạng của người bệnh. Nhận biết đúng về điểm đau viêm tụy cấp sẽ giúp nhanh chóng phát hiện bệnh và tiến hành cấp cứu đúng cách kịp thời.
Bạn đang đọc: Đặc điểm cơn đau viêm tụy cấp
1. Bệnh viêm tụy cấp nguy hiểm như thế nào?
Tuyến tụy là nơi sản sinh ra dịch tụy để tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non. Ban đầu dịch tụy đều ở thể không hoạt động và chúng chỉ được hoạt hóa khi tới tá tràng. Tuy nhiên, có thể đến từ nhiều nguyên nhân khiến dịch tụy hoạt động sớm ngay tại lòng tuyến tụy gây ra tình trạng tự hủy mô tụy. Đây chính là cơ chế gây bệnh viêm tụy cấp.
Viêm tụy cấp đặc biệt nguy hiểm, diễn tiến bệnh khó lường. Nhiều trường hợp, viêm tụy cấp không được cấp cứu kịp thời, bệnh trở nặng nhanh chóng cùng nhiều nguy cơ biến chứng nghiêm trọng:
– Sốc
– Xuất huyết
– Suy dinh dưỡng
– Nang giả tụy
– Suy đa tạng như suy thận, suy tim, suy hô hấp,…
Viêm tụy cấp thể hoại tử có tỷ lệ gây tử vong lên tới 80-90%, đây cũng là thể viêm tụy nguy hiểm nhất.
Viêm tụy cấp là bệnh lý nguy hiểm với những biến chứng đe dọa tới tính mạng người bệnh.
2. Nhận biết điểm đau bụng do viêm tụy cấp
2.1. Vị trí điểm đau do viêm tụy cấp
Trong hầu hết các trường hợp viêm tụy cấp, hầu hết người bệnh gặp cơn đau bụng bắt đầu từ vùng thượng vị, dưới xương ức. Cơn đau bụng do viêm tụy thường khá dữ dội, sau đó lan nhanh ra sau lưng. Điểm đau viêm tụy cấp ít khi khởi phát từ vị trí bụng dưới.
2.2. Đặc điểm cơn đau bụng do viêm tụy cấp
Cơn đau bụng do viêm tụy cấp sẽ diễn ra liên tục và dần nghiêm trọng, có tính chất xâm nhập và thường kéo dài trong nhiều ngày sau đó. Đối với những trường hợp viêm tụy cấp do sỏi mật tắc nghẽn, cơn đau bụng thường thường bắt đầu đột ngột, đau liên tục với cường độ mạnh trong vòng vài phút.
Người bệnh sẽ càng đau hơn khi ho và hít thở sâu. Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau liều cao như opioid cũng gần như không có thể đẩy lùi cơn đau hoàn toàn.
Đa số các trường hợp đau bụng do viêm tụy sẽ kèm theo cảm giác buồn nôn và người bệnh sẽ nôn hết thức ăn. Trong thức ăn có thể thấy dịch dạ dày, dịch mật hoặc thậm chí có thể có cả máu. Điều đáng lưu ý là, khác với các trường hợp đau thượng vị do đau dạ dày, ở người bệnh viêm tụy cấp kể cả khi người bệnh nôn hết thức ăn thì cơn đau bụng cũng không có dấu hiệu thuyên giảm.
Ở các trường hợp nặng, người bệnh đau bụng kèm theo tình trạng vật vã, suy sụp, đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh hơn bình thường, hơi thở nhanh nhưng lại nông (nghi ngờ có liên quan đến tình trạng tràn dịch màng phổi).
Tìm hiểu thêm: Con đường từ viêm gan B chuyển sang xơ gan, ung thư gan
Cơn đau bụng do viêm tụy cấp thường xuất phát từ vùng thượng vị.
3. Đánh giá mức độ viêm tụy cấp
Viêm tụy cấp diễn ra với các mức độ khác nhau. Theo đó, nguy cơ xảy đến các biến chứng và tỷ lệ tử vong cũng rất khác nhau. Việc đánh giá tình trạng, mức độ của một ca bệnh viêm tụy cấp rất cần thiết để từ đó có hướng xử trí thích hợp nhằm làm giảm các rủi ro cho người bệnh.
Hiện nay việc đánh giá mức độ viêm tụy cấp sẽ dựa theo theo 3 mức độ:
– Viêm tụy cấp nhẹ: Tình trạng viêm chỉ giới hạn ở tuyến tụy và một số vùng lân cận. Bệnh nhân không có dấu hiệu suy cơ quan, không có các biến chứng tại chỗ hoặc không gặp các biến chứng hệ thống. Tỷ lệ tử vong ở viêm tụy cấp nhẹ là rất hiếm.
– Viêm tụy cấp nặng vừa phải: Bệnh nhân có các dấu hiệu biến chứng tại chỗ hoặc toàn thân nhưng không có biến chứng suy cơ quan, hoặc chỉ có biến chứng suy cơ quan tạm thời (tình trạng suy cơ quan có thể tự khỏi trong vòng 48 giờ).
– Viêm tụy cấp nặng: Bệnh nhân có dấu hiệu suy đa tạng dai dẳng (>48 tiếng). Hầu hết các ca bệnh viêm tụy cấp nặng đều có một hoặc nhiều biến chứng tại chỗ, tỷ lệ gây tử vong lên tới trên 30%.
Các trường hợp nghi ngờ viêm tụy cấp cần nhanh chóng được đưa đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán đúng bệnh và thực hiện điều trị kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Xơ gan có bị lây không?
Người bệnh tiến hành thăm khám bác sĩ khi nghi ngờ dấu hiệu viêm tụy cấp.
4. Chẩn đoán và điều trị ca bệnh viêm tụy cấp
4.1. Chẩn đoán viêm tụy cấp
– Khám lâm sàng: Kiểm tra điểm đau viêm tụy cấp, đặc điểm cơn đau bụng, các triệu chứng liên quan như buồn nôn, nôn ói, ấn đau điểm sườn lưng trái (điểm Mayo-Robson), tìm hiểu bệnh sử sỏi mật hoặc đau bụng giun.
– Xét nghiệm cận lâm sàng: Định lượng men amylase máu thường cao gấp 3 lần, amylase nước tiểu cao trên 500 UI/L.
– Chẩn đoán hình ảnh: Chụp CT, siêu âm bụng, chụp Xquang có thể phát hiện các dấu hiệu của viêm tụy cấp như: tụy phù nề tụy, tụy tăng kích thước, mô tuỵ hoại tử, áp xe tụy, nang giả tuỵ, tụ dịch bất thường quanh tuỵ,…
– Các trường hợp phát hiện có tụ dịch ở màng bụng, màng phổi, bác sĩ có thể chỉ định chọc dịch màng bụng, màng phổi làm xét nghiệm. Định lượng men amylase trong dịch ở màng bụng, màng phổi có kết quả thường cao hơn 1.000 UI/L.
– Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định là thêm chẩn đoán loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây ra cơn đau bụng cấp để củng cố thêm cho chẩn đoán viêm tụy cấp trên lâm sàng.
4.2. Điều trị viêm tụy cấp
Dựa theo kết quả chẩn đoán và phân loại mức độ viêm tụy cấp, bác sĩ sẽ lên phương án điều trị phù hợp với từng trường hợp bệnh cụ thể. Nguyên tắc chung được thực hiện trong điều trị viêm tụy cấp:
– Điều trị song song cả nội khoa và ngoại khoa. Giai đoạn đầu, người bệnh được điều trị hồi sức nội khoa kết hợp theo dõi sát sao diễn tiến của viêm tụy cấp để kịp thời can thiệp điều trị ngoại khoa khi cần thiết.
– Để tuyến tụy được nghỉ ngơi, giảm bài tiết dịch tụy.
– Điều trị giảm đau, nâng đỡ dinh dưỡng.
– Điều trị biến chứng.
Như vậy, mỗi người cần nắm bắt đúng về điểm đau viêm tụy cấp để nhanh chóng nhận biết dấu hiệu bệnh để kịp thời xử lý đúng cách, ngăn ngừa các rủi ro biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.