Khám cơ xương khớp nên được thực hiện tại cơ sở y tế đủ chuyên môn và máy móc. Người bệnh nên chủ động thăm khám sớm nếu phát hiện các triệu chứng bệnh.
Bạn đang đọc: Quy trình thăm khám cơ xương khớp
1. Bệnh cơ xương khớp là gì?
Bệnh cơ xương khớp là tình trạng làm suy yếu chức năng của cơ, xương, khớp, dây chằng và dây thần kinh. Bệnh nhân bị đau, giảm khả năng vận động, gặp các vấn đề trong hoạt động hàng ngày và giảm chất lượng cuộc sống. Có rất nhiều loại bệnh về cơ xương khớp, với 200 bệnh được chia làm 2 loại chính, bao gồm:
– Các bệnh do chấn thương như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, thể thao…
– Các bệnh không do chấn thương bao gồm các bệnh tự miễn hệ thống (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm cơ tự miễn, lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì), viêm khớp tinh thể (gout), các bệnh về xương như viêm khớp, viêm gân, u xương và các bệnh khác…
Bệnh cơ xương khớp là tình trạng làm suy yếu chức năng của cơ, xương, khớp, dây chằng và dây thần kinh.
2. Các bệnh cơ xương khớp dễ mắc phải
2.1. Viêm xương khớp
Viêm xương khớp là một bệnh về xương và khớp xảy ra khi sụn khớp và xương dưới sụn trong khớp bị tổn thương, dẫn đến phản ứng viêm và tràn dịch khớp. Nguyên nhân phổ biến của viêm xương khớp là tuổi tác và một số yếu tố khác như di truyền, béo phì, chấn thương xảy ra tại khớp, tai nạn thể thao, tai nạn lao động, bệnh lý về khớp như viêm khớp dạng thấp, gút, nhiễm trùng khớp…
2.2. Thoát vị đĩa đệm cột sống
Đây là bệnh do lớp chất nhầy trong đĩa đệm tràn ra và chèn ép dây thần kinh, gây ra bệnh rễ thần kinh. Thoát vị đĩa đệm xảy ra ở cả người lớn tuổi và người trẻ tuổi. Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh bao gồm lão hóa, các yếu tố lối sống, đặc biệt là ngồi trong thời gian dài, mang vác vật nặng và thừa cân hoặc béo phì. Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra nhất ở những phần đốt sống chịu áp lực và chuyển động lớn hơn, do đó thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở cột sống thắt lưng và cột sống cổ.
2.3. Đau thần kinh tọa
Đây là tình trạng cơn đau lan từ mông xuống đường đi của dây thần kinh tọa. Nguyên nhân gây bệnh là:
– Thoát vị đĩa đệm
– Thoái hóa cột sống thắt lưng
– Thoái hóa cột sống
– Một số nguyên nhân khác gây đau thần kinh tọa là chấn thương, viêm nhiễm…
2.4. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh về xương và khớp liên quan đến nhiều khớp và có thể ảnh hưởng đến các cơ quan bên ngoài khớp. Bệnh thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới và độ tuổi khởi phát phổ biến nhất là tuổi trung niên. Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là sưng, nóng, đau và hạn chế cử động các khớp tay, thường đối xứng hai bên. Bệnh nhân đau nhức liên tục cả ngày lẫn đêm.
2.5. Bệnh gút
Bệnh gút xảy ra khi quá trình chuyển hóa purin trong cơ thể bị gián đoạn, dẫn đến nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Axit uric được hình thành trong cơ thể và được bài tiết qua nước tiểu và phân.
2.6. Viêm điểm bám
Viêm gân và viêm điểm bám là những tình trạng phổ biến trong các rối loạn cơ xương. Cơ thể con người có nhiều gân và tất cả đều có thể bị viêm. Tuy nhiên, một số gân và phần đính kèm gân đã được báo cáo là thường xuyên bị viêm trong thực hành lâm sàng. Chẳng hạn như viêm cân gan chân (viêm gân gan chân), viêm gân Achilles, viêm gân gastrocnemius (viêm gân dưới khoeo), viêm gân bên, v.v.
2.7. Loãng xương
Loãng xương là tình trạng xảy ra làm giảm khối lượng và mật độ của xương, gây giảm khối lượng xương và gia tăng tỷ lệ gãy xương mặc dù chỉ với chấn thương nhẹ. Tình trạng loãng xương chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi, phụ nữ sau sinh, những người suy dinh dưỡng, dùng corticoid lâu dài… Bệnh có thể diễn biến thầm lặng, không có biểu hiện lâm sàng đặc hiệu. Người bệnh thường phát hiện bệnh khi có biến chứng gãy xương hoặc biến dạng vùng cột sống (gù, vẹo hay giảm chiều cao).
2.8. Bệnh do chấn thương
Tai nạn do tập luyện thể dục thể thao, chạy nhảy, đi lại hằng ngày có thể tác động vào hệ thống cơ xương khớp, gây đau đớn. Chấn thương có thể gây triệu chứng nhẹ từ đau không đặc hiệu đến giãn cơ hoặc những triệu chứng nặng bao gồm căng cơ, bong gân hoặc đứt cơ, đứt dây chằng hoặc gãy xương.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây loãng xương ở phụ nữ trẻ
Chấn thương do tập luyện thể dục thể thao có thể gây đau nhức xương khớp.
3. Quy trình khám xương khớp
Khám cơ xương khớp nên được thực hiện tại cơ sở y tế đủ chuyên môn và máy móc. Người bệnh nên chủ động thăm khám sớm nếu phát hiện các triệu chứng bệnh. Quy trình thăm khám xương khớp định kỳ tại các cơ sở y tế gồm có các bước sau:
3.1. Khám cơ xương khớp lâm sàng
Để thăm khám lâm sàng xương khớp bác sĩ sẽ có những câu hỏi về triệu chứng mà người bệnh đang mắc phải, các bệnh lý bẩm sinh và di truyền, bệnh lý mạn tính… Ngoài ra, người bệnh sẽ được thăm khám lâm sàng nhằm phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh lý xương khớp.
3.2. Chẩn đoán hình ảnh
Dựa trên các triệu chứng được phát hiện thông qua thăm khám lâm sàng các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp chẩn đoán hình ảnh thích hợp đối với mỗi bệnh nhân:
– Chụp X-quang: đánh giá các tổn thương xương khớp.
– Siêu âm khớp: chẩn đoán bệnh lý phần mềm, viêm khớp, tràn dịch khớp.
– Chụp CT-Scanner: chẩn đoán chấn thương và bệnh lý xương khớp.
– Chụp MRI: cho hình ảnh có độ tương phản, giải phẫu cao, giúp phát hiện chính xác các tổn thương xương khớp.
3.3. Xét nghiệm
Có thể tiến hành nghiệm pháp thăm dò sinh hoá và xét nghiệm định lượng một số chất sau: canxi, photpho nước tiểu, photpho máu, vitamin trong máu, hormone, . ..
4. Nên thăm khám cơ xương khớp ở đâu?
Thu Cúc TCI quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm. Bên cạnh đó, với hệ thống cơ sở hạ tầng khang trang, trang thiết bị, máy móc tiên tiến, TCI giúp việc thăm khám và chữa trị các bệnh lý cơ xương khớp hiệu quả.
4.1. Đội ngũ bác sĩ khám cơ xương khớp
Tiêu biểu trong lĩnh vực cơ xương khớp tại Hệ thống y tế Thu Cúc là Bác sĩ Chuyên khoa II, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan.
Bác sĩ Loan, Nguyên là Trưởng khoa Cơ xương khớp và nội tổng hợp của Bệnh viện E Hà Nội. Với hơn 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị, Bác sĩ Loan đã giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi bệnh tật hay chấn thương, ngăn ngừa biến chứng và khôi phục khả năng vận động, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bên cạnh bác sĩ Loan, Chuyên khoa Cơ xương khớp Hệ thống y tế Thu Cúc còn quy tụ các bác sĩ giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm khám cơ xương khớp.
4.2. Cơ sở vật chất, máy móc
Hệ thống Y tế Thu Cúc trang bị nhiều máy móc, thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả các bệnh lý cơ xương khớp:
– Máy chụp cộng hưởng từ MRI
– Máy chụp cắt lớp vi tính CT 64 – 128 dãy
– Máy đo loãng xương DEXXUM T
– Siêu âm màu
– Hệ thống chụp X quang
– Hệ thống xét nghiệm tự động bằng bởi robot
>>>>>Xem thêm: Hỏi đáp chứng đau mỏi ngang thắt lưng
Hệ thống Y tế Thu Cúc trang bị nhiều máy móc, thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp.
4.3. Chất lượng dịch vụ hàng đầu
Không chỉ được đánh giá cao về dịch vụ khám chữa bệnh, Hệ thống Y tế Thu Cúc cũng nỗ lực mang đến sự phục vụ chuyên nghiệp, tận tâm mang tới cảm giác thoải mái, sự hài lòng tuyệt đối cho người bệnh khi đến thăm khám. Nếu đang gặp phải các vấn đề về cơ xương khớp, bác sĩ khuyên người bệnh nên sớm thăm khám để được tư vấn phương pháp chữa trị sớm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.