Cách điều trị lách to bệnh về máu, một số bệnh ung thư

Cách điều trị lách to tùy thuộc vào nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng này. Lách thường to ra khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, một số bệnh gan, bệnh về máu, một số bệnh ung thư… Nếu không điều trị, lách to có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Bạn đang đọc: Cách điều trị lách to bệnh về máu, một số bệnh ung thư

Cách điều trị lách to bệnh về máu, một số bệnh ung thư

Cách điều trị lách to tùy thuộc vào nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng này.

Các cách điều trị lách to

Để tìm cách điều trị cần xác định nguyên nhân gây ra lá lách to. Các yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới tình trạng này là:

  • Nhiễm virut, chẳng hạn như mononucleosis (tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn).
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, ví dụ như bệnh giang mai hoặc nhiễm trùng bên trong lớp lót màng tim (viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn).
  • Nhiễm trùng do ký sinh trùng như bệnh sốt rét.
  • Xơ gan và các bệnh khác ảnh hưởng đến gan.
  • Các loại thiếu máu tán huyết – một tình trạng hồng cầu sản xuất ra bị phá hủy trước khi kết thúc chu trình bình thường.
  • Các loại ung thư máu, như ung thư bạch cầu, nhóm bệnh tăng sinh tủy MPN, u lymphô.
  • Các rối loạn chuyển hóa, như bệnh Gaucher và bệnh Niemann-Pick
  • Áp lực tĩnh mạch trong lá lách hoặc gan hoặc cục máu đông trong tĩnh mạch.

Sau đây là những cách điều trị lá lách to:

Thận trọng chờ đợi

Nếu người bệnh có lách to nhưng không có triệu chứng và nguyên nhân cụ thể, bác sĩ có thể yêu cầu tiếp tục theo dõi thêm. Bệnh nhân sẽ phải tới bệnh viện để kiểm tra lại trong 6 – 12 tháng hoặc sớm hơn nếu phát hiện thêm có bất kỳ triệu chứng nào.

Tìm hiểu thêm: 3 dấu hiệu không thể bỏ qua của đột qụy

Cách điều trị lách to bệnh về máu, một số bệnh ung thư

Nếu lách to gây ra các biến chứng nghiêm trọng hoặc nguyên nhân không thể xác định hoặc không thể điều trị, phẫu thuật cắt bỏ lách là một lựa chọn.

Phẫu thuật cắt lá lách

Nếu lách to gây ra các biến chứng nghiêm trọng hoặc nguyên nhân không thể xác định hoặc không thể điều trị, phẫu thuật cắt bỏ lách là một lựa chọn. Trong các trường hợp mãn tính hoặc nghiêm trọng, phẫu thuật có thể mang lại hy vọng tốt nhất cho việc hồi phục.
Trước khi phẫu thuật, người bệnh cần cân nhắc cẩn thận. Cơ thể vẫn hoàn toàn khỏe mạnh và hoạt động bình thường nếu không có lá lách tuy nhiên người bệnh lại đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng hoặc thậm chí đe dọa đến mạng sống sau khi loại bỏ lách. Đôi khi xạ trị có thể thu nhỏ được lá lách để tránh phải phẫu thuật.

Giảm nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật cắt lá lách

Sau khi gỡ bỏ lách, các phương pháp sau có thể giúp làm giảm nhiễm trùng, bao gồm:
Tiêm phòng trước và sau khi cắt lách. Các loại vắc xin này bao gồm vắc-xin phế cầu (pneumneum 23), viêm màng não cầu khuẩn và haemophilus influenzae type b (Hib), bảo vệ chống viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng máu, xương và khớp.
Thông báo ngay cho bác sĩ khi có dấu hiệu bị sốt bởi vì đây là cảnh báo cho thấy cơ thể đang bị nhiễm trùng.

Cách điều trị lách to bệnh về máu, một số bệnh ung thư

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân giảm tiểu cầu Triệu chứng của bệnh như thế nào?

Lách to có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.

Biến chứng có thể gặp của lách to nếu không điều trị

Các biến chứng có thể găp của lá lách to bao gồm:

  • Nhiễm trùng: lách to có thể làm giảm số lượng hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu khỏe mạnh trong máu, dẫn tới nhiễm trùng thường xuyên hơn. Thiếu máu và chảy máu nhiều cũng có thể xảy ra.
  • Vỡ lách: ngay cả lá lách khỏe mạnh cũng rất mềm và rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi tai nạn. Nguy cơ vỡ lách cao hơn khi lá lách sưng to. Lá lách bị vỡ có thể gây chảy máu đe dọa mạng sống của người bệnh.

Vì thế khi có các dấu hiệu nghi ngờ lách to cần tới bệnh viện ngay để thăm khám và điều trị.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn tư vấn điều trị nhiệt tình, giúp bạn san sẻ nỗi lo về sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *