Viêm khớp cùng chậu là bệnh lý có thể gặp ở cả nam và nữ. Bệnh không có những triệu chứng đặc hiệu, thường bị nhầm lẫn với những bệnh lý xương khớp khác. Việc điều trị kịp thời giúp người bệnh ngăn ngừa biến chứng dính khớp, teo cơ,…
Bạn đang đọc: Cách nhận biết và điều trị bệnh viêm khớp cùng chậu
1. Nguyên nhân và biểu hiện bệnh viêm khớp cùng chậu
1.1. Nguyên nhân khiến khớp cùng chậu bị viêm
Khớp cùng chậu là vùng nằm phần cuối cùng của cột sống, nối giữa xương sống và phần xương chậu (gần hông). Tình trạng viêm tại một hoặc cả hai khớp này được gọi là viêm khớp cùng chậu.
Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm ở khớp cùng chậu gồm:
– Viêm khớp tại các bộ phận khác: Ở những người mắc các bệnh viêm khớp (viêm khớp vảy nến, viêm cột sống dính khớp,…), các vùng khớp rất dễ bị bào mòn và hư hại, trong đó có khớp cùng chậu.
– Nhiễm trùng: Đây là nguyên nhân gây nên những bệnh lý như viêm đại tràng, nhiễm khuẩn dây chằng, viêm khớp,…
– Tuổi cao: Người cao tuổi là đối tượng dễ mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có thoái hóa khớp, viêm khớp. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp càng lớn.
– Phụ nữ trong thời kỳ mang thai: Mang thai là nguyên nhân gây nên nhiều biến đổi ở cơ thể phụ nữ. Nội tiết tố thay đổi, cơ và dây chằng của xương chậu giãn, các khớp cùng lỏng lẻo, dễ bị bào mòn.
– Chấn thương, va chạm mạnh: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc chấn thương trong lúc chơi thể thao tại vùng xương chậu, gây tổn thương, dẫn đến viêm khớp.
– Người mắc những bệnh lý như Lupus ban đỏ, Gout,…có nguy cơ cao mắc viêm khớp.
Viêm khớp cùng chậu là bệnh lý không có biểu hiện đặc thù
1.2. Triệu chứng thường gặp của viêm khớp cùng chậu
Một số biểu hiện thường gặp ở người bệnh có khớp cùng chậu bị viêm nhiễm gồm có:
– Đau và sưng: Triệu chứng chính của bệnh viêm khớp cùng chậu là đau, sưng trong vùng hông và đùi. Đau có thể dữ dội ở thai phụ.
– Cảm giác cứng khớp: Người bệnh có thể cảm thấy cứng và khó di chuyển vùng hông, đùi và khu vực xung quanh. Điều này làm giảm khả năng vận động và gây khó khăn trong các hoạt động hàng ngày.
– Giảm khả năng di chuyển: Viêm khớp xương cùng có thể làm giảm khả năng di chuyển và hạn chế phạm vi chuyển động của các khớp cùng chậu. Người bệnh thường gặp khó khăn trong việc leo cầu thang, ngồi xuống và đứng lên.
– Một số người mắc bệnh này có thể bị mệt mỏi, thiếu năng lượng.
– Ngoài ra, tình trạng viêm khớp có thể làm giảm khả năng chịu trọng lượng của chân và gây ra cảm giác không ổn định khi đứng hoặc di chuyển.
2. Viêm khớp xương cùng: Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Khớp cùng chậu là bộ phận quan trọng, chịu áp lực lớn từ phần trên cơ thể khi hoạt động. Có thể bảo vệ khớp này bằng cách:
– Chú ý an toàn khi điều khiển các phương tiện giao thông
– Có bảo hộ khi chơi thể thao
– Thực hiện đầy đủ các bài khởi động trước khi tập thể dục
– Điều trị kịp thời các bệnh lý về cơ xương khớp (nếu có)
– Không bê đồ quá nặng, hạn chế làm việc quá sức
– Chú ý an toàn khi chạy, leo cầu thang
– Phụ nữ mang thai không nên vận động mạnh, theo dõi sức khỏe thường xuyên, bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu thoái hóa cột sống và cách phòng ngừa
Phụ nữ mang thai cần chú ý theo dõi sức khỏe thường xuyên, không vận động mạnh để bảo vệ khớp xương cùng
3. Viêm khớp xương cùng có nguy hiểm không, điều trị thế nào?
Viêm khớp xương cùng là một trong những nguyên nhân chính gây nên viêm cột sống dính khớp. Ngoài ra, nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải biến chứng nghiêm trọng như liệt chi, teo cơ, giảm khả năng vận động, viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng, ảnh hưởng khả năng sinh sản (ở phụ nữ).
Để chấm dứt tình trạng viêm ở khớp cùng chậu, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và hướng dẫn điều trị phù hợp. Chuyên gia cơ xương khớp gợi ý các biện pháp điều trị phổ biến cho bệnh này gồm:
3.1. Điều trị viêm khớp cùng chậu bằng thuốc
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng đau đớn ở người bệnh. Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị bệnh này như:
– Thuốc giãn cơ
– Thuốc giảm đau
– Thuốc ức chế TNF (nếu nguyên nhân gây bệnh là do viêm cột sống dính khớp)
Người bệnh cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc quá liều, ngăn ngừa tác dụng phụ nguy hiểm từ thuốc.
3.2. Các biện pháp vật lý trị liệu
Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu với sự hướng dẫn của chuyên gia là biện pháp hữu hiệu giúp tăng cường sự linh hoạt, dẻo dai cho khớp. Luyện tập đúng cách còn có tác dụng ổn định các nhóm cơ, giảm nguy cơ chấn thương khớp xương ở vị trí này. Lưu ý, nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước và trong quá trình tập luyện, ngăn ngừa chấn thương ngoài ý muốn.
>>>>>Xem thêm: Đau mỏi cơ bắp chân giảm bớt triệu chứng đau thường xuyên
Thực hiện vật lý trị liệu là phương pháp điều trị viêm khớp hiệu quả
3.3. Kích thích điện lên cơ quanh vùng khớp tổn thương
Sử dụng dòng điện xung với tần số cao tác động lên khớp sẽ giúp giảm đau, thư giãn cơ. Lưu ý, phương pháp này chỉ áp dụng với những trường hợp nghiêm trọng và phải được thực hiện dưới sự chỉ định của chuyên gia.
3.4. Sử dụng sóng xung kích
Một phương pháp được các chuyên gia sử dụng điều trị viêm khớp là dùng sóng xung kích. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị truyền năng lượng cao tác động vào đầu mút tại các dây thần kinh cảm giác, giúp thúc đẩy quá trình tái tạo các mô mềm và xương sau tổn thương.
3.5. Phẫu thuật
Trường hợp các biện pháp trên không đem lại hiệu quả với người bệnh, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân phẫu thuật. Phương pháp này nên được thực hiện sau khi bệnh nhân đã thăm khám và được bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp tại bệnh viện uy tín tư vấn.
Viêm khớp cùng chậu là bệnh lý ảnh hưởng lớn tới cuộc sống người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng vận động, làm giảm hiệu quả công việc và cản trở sinh hoạt. Ngay khi phát hiện triệu chứng viêm khớp, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.