Bệnh thiên đầu thống được biết đến là nguyên nhân thứ hai dẫn đến mù lòa (chỉ sau đục thủy tinh thể). Bệnh khiến thị lực bị ảnh hưởng và gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy thiên đầu thống ảnh hưởng đến mắt như thế nào và làm sao để phòng tránh?
Bạn đang đọc: Bệnh thiên đầu thống có nguy hiểm không?
Để bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về bệnh lý này, hãy cùng Hệ thống y tế Thu Cúc TCI tìm hiểu ngay thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Bệnh thiên đầu thống là gì?
1.1 Khái niệm
Thiên đầu thống hay còn được gọi là bệnh cườm nước hoặc Glocom. Bệnh thường xuất hiện nhiều hơn ở độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, trẻ em và người trẻ tuổi vẫn có thể có nguy cơ mắc bệnh.
Khi bị thiên đầu thống, áp lực trong mắt tăng lên khiến dây thần kinh thị giác bị tổn hại. Nếu không điều trị sớm, dây thần kinh thị giác ngày càng tổn thương nặng hơn. Lâu dần có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác, thậm chí mất thị lực vĩnh viễn.
Thiên đầu thống còn có tên gọi khác là bệnh cườm nước hoặc Glocom
Bệnh thường tiến triển từ từ và rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Nguyên nhân là bởi ở giai đoạn này, các triệu chứng chưa nặng và chưa xuất hiện thường xuyên. Do đó, người bệnh rất dễ chủ quan và bỏ qua các dấu hiệu phát hiện bệnh.
Khi bệnh đã đến giai đoạn toàn phát, mắt lúc này mới xuất hiện các triệu chứng đặc trưng. VD: Áp lực trong mắt tăng, thu hẹp vùng nhìn, tổn thương đĩa thị giác,…
Thiên đầu thống được chia thành hai thể với những đặc điểm khác nhau:
– Thiên đầu thống góc đóng: Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thường là người trung niên và người cao tuổi. Triệu chứng điển hình là đau đầu dữ dội kèm theo nhức mắt. Mắt đỏ, nhìn mờ và thấy quầng xanh đỏ xung quanh nguồn sáng. Đôi khi là triệu chứng buồn nôn và nôn mửa.
– Thiên đầu thống góc mở: Hiện nay, tỉ lệ thiên đầu thống góc mở đang ngày càng có xu hướng gia tăng ở độ tuổi trung niên và giới trẻ. Các triệu chứng bệnh xuất hiện sớm nhưng mờ nhạt. Thị lực suy giảm một cách từ từ mà không gây đỏ hay nhức mắt ở giai đoạn đầu. Khi đã đến giai đoạn muộn, triệu chứng ngày càng nặng lên khiến việc điều trị trở nên khó khăn. Thị lực suy giảm, thậm chí mất thị lực hoàn toàn và không có khả năng phục hồi.
1.2 Nguyên nhân
Bệnh thường tiến triển từ từ và rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu
Hiện nay, nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh thiên đầu thống vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, một số đối tượng sau đây thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường:
– Thứ nhất: Người có người thân mắc bệnh thiên đầu thống (gen di truyền)
– Thứ hai: Người sử dụng thuốc nhỏ có thành phần corticoid kéo dài, gây ra tác dụng phụ
– Thứ ba: Người bị cao huyết áp, đái tháo đường, chấn thương vùng mắt. Lâu ngày gây ra biến chứng và dẫn tới thiên đầu thống.
– Thứ tư: Người có nhãn cầu nhỏ hoặc người hay lo lắng, dễ stress
– Thứ năm: Người đo nhãn áp cao trên 25 mmHg
– Thứ sáu: Người trên 35 tuổi. Đặc biệt, phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với đàn ông.
1.3 Triệu chứng
Bệnh Glocom (thiên đầu thống) thường khởi phát một cách đột ngột. Các triệu chứng xuất hiện phần lớn vào lúc chiều tối, khi bệnh nhân đọc sách hoặc ở trong cơn cảm xúc mạnh. Những triệu chứng tiêu biểu thường xuất hiện là:
– Đau kèm theo nhức mắt dữ dội. Cơn đau lan tỏa dần ra nửa đầu vùng bên.
– Mắt căng, tức
– Tầm nhìn bị thu hẹp, nhìn mờ như có màn sương che trước mắt.
– Mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt
– Khi chạm tay vào mắt thấy nhãn cầu căng cứng
– Giác mạc bị phù và mờ đục
– Đau đầu âm ỉ
– Buồn nôn, chán ăn
– Sợ ánh sáng, sợ tiếng động
– …..
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Khám mắt hết bao nhiêu tiền và lưu ý khi thực hiện
Thiên đầu thống thường khởi phát một cách đột ngột
2. Thiên đầu thống có nguy hiểm không?
Thiên đầu thống là bệnh lý về mắt rất nguy hiểm. Đây là nguyên nhân thứ hai dẫn đến mù lòa, chỉ sau bệnh đục thủy tinh thể.
Bệnh làm tổn hại đến các dây thần kinh ở mắt khiến người bệnh nhìn mờ và đau đầu dữ dội nếu phải nhìn tập trung lâu. Bệnh có thể gây ra mù lòa nếu không được điều trị kịp thời.
Hiện nay, chưa một loại thuốc hay ca phẫu thuật nào có thể điều trị và phục hồi hoàn toàn những tổn thương mà thiên đầu thống gây ra. Tuy nhiên, việc điều trị sớm và đúng cách sẽ giúp hạn chế bệnh tiến triển nặng. Tránh được các tổn thương cho dây thần kinh thị giác, giữ lại thị lực và giảm triệu chứng đau đớn cho người bệnh.
3. Làm sao để phòng ngừa?
Như đã nói ở trên, các triệu chứng của thiên đầu thống không rõ ràng nên rất dễ bị bỏ qua. Thực tế, có đến khoảng 50% số người mắc thiên đầu thống không biết mình bị bệnh. Chỉ khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng, thị lực giảm sút rõ rệt bệnh nhân mới phát hiện ra. Do đó, việc phòng tránh bệnh ngay từ sớm là rất quan trọng.
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh đau mắt hột
Việc phòng tránh bệnh ngay từ sớm là rất quan trọng
– Nếu tiền sử gia đình có người bị bệnh, các thành viên trong gia đình cần đi khám chuyên khoa định kỳ để kiểm tra. Việc thăm khám định kỳ sẽ giúp phát hiện bệnh sớm và có phương án điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nên chủ quan, đợi đến khi có triệu chứng mới đi khám. Bởi khi bệnh đã tiến triển nặng sẽ càng khó để điều trị, nguy cơ mất thị lực rất cao.
– Người có tiền sử bị cao huyết áp, đái tháo đường cũng là đối tượng nên đi khám định kỳ để phát hiện bệnh. Đặc biệt là khi đã ở độ tuổi trung niên.
– Người đã từng bị thiên đầu thống nên duy trì đi khám mắt thường xuyên (thường là khoảng 3 tháng 1 lần)
– Không tự ý mua và sử dụng các loại thuốc tra mắt nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi nếu sử dụng corticoid kéo dài sẽ có thể là nguyên nhân dẫn đến thiên đầu thống.
– Đi khám mắt ngay khi có các dấu hiệu bất thường ở mắt: Nhìn mờ, đau mắt, nhức đầu,…
Như vậy, trên đây là những chia sẻ về bệnh thiên đầu thống mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Thông qua bài viết, chắc hẳn bạn đọc đã trả lời được câu hỏi “thiên đầu thống có nguy hiểm không?”. Nếu có thêm các câu hỏi nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi sớm để được giải đáp và tư vấn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.