Đi tìm giải đáp: Sốt siêu vi có lây không?

Sốt siêu vi có lây không?” là vấn đề mà rất nhiều người mẹ quan tâm. Vậy hãy cùng tìm hiểu về khả năng lây lan của bệnh để các mẹ có cách phòng ngừa bệnh cho bé hiệu quả nhé.

Bạn đang đọc: Đi tìm giải đáp: Sốt siêu vi có lây không?

1. Tìm hiểu bệnh sốt siêu vi

1.1. Sốt siêu vi là bệnh gì?

Sốt siêu vi hay còn được biết là sốt virus, là tình trạng nhiễm phải nhiều loại virus (siêu vi trùng) khác nhau, khiến trẻ bị sốt cao. Trước khi tìm hiểu bệnh sốt siêu vi có lây không, chúng ta cần phải nắm rõ được các thông tin của bệnh. Đây chính là một loại bệnh cấp tính, thường gặp ở những trẻ em có hệ miễn dịch yếu.

Đi tìm giải đáp: Sốt siêu vi có lây không?

Sốt siêu vi hay còn được biết là sốt virus, là tình trạng nhiễm phải nhiều loại virus (siêu vi trùng) khác nhau, khiến trẻ bị sốt cao.

1.2. Nguyên nhân gây bệnh sốt siêu vi

Khác với vi khuẩn, virus có cấu trúc đơn giản và kích thước rất nhỏ. Chúng không thể sống ở môi trường bên ngoài quá lâu mà phải kí sinh ở cơ thể người hoặc động vật. Chúng phát triển, gây bệnh và sinh sản bằng cách sử dụng các nguyên liệu từ ký chủ.

Sốt siêu vi do rất nhiều loại virus gây, điển hình là các loại Virus cúm, Adenovirus, Rhinovirus, Coronavirus, Enterovirus… Tùy theo nhiễm loại virus nào mà trẻ sẽ mắc các bệnh khác nhau. Tuy nhiên, những triệu chứng bệnh thường có thể giống nhau mặc dù từ các loại virus khác nhau.

1.3. Thời điểm dễ nhiễm bệnh

Giao mùa chính là thời điểm dễ diễm nhiễm bệnh. Sự thay đổi đột ngột của thời tiết chính là điều kiện lý tưởng để virus phát triển và gây bệnh.

Bệnh sốt virus có diễn biến rất nhanh, nếu cha mẹ chủ quan, trẻ mắc bệnh không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngược lại, nếu cha mẹ biết cách chăm sóc và điều trị tích cực cho bé thì bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Bệnh sẽ chỉ kéo dài trong 7 – 10 ngày và thường không gây nguy hiểm.

2. Biểu hiện của bệnh sốt virus

Biểu hiện chung của bệnh rất dễ khiến cha mẹ nhầm lẫn với các bệnh sốt cảm cúm thông thường. Do đó, cha mẹ hãy theo dõi con chặt chẽ và lưu ý những biểu hiện sau:

– Sốt cao: Trẻ mắc bệnh sốt siêu vi thường có thân nhiệt từ 39 – 40 độ, thậm chí lên đến 40 – 41 độ. Trường hợp này, trẻ cần được hạ sốt nhanh chóng để tránh các biến chứng nguy hiểm như co giật.

– Nhức mỏi toàn thân: Cũng giống như người lớn, khi bị sốt, trẻ em cũng cảm thấy nhức mỏi toàn thân, đặc biệt là đau đầu và khắp các cơ bắp.

– Nghẹt mũi, khó thở: Các cơn ho, sổ mũi do sốt virus gây ra khiến mũi chảy dịch và làm cho trẻ bị nghẹt mũi, dẫn đến khó thở.

– Viêm họng và đường hô hấp: Triệu chứng là trẻ cảm thấy đau rát cổ họng, ho nhiều, hắt hơi nhiều và chảy nước mũi.

– Viêm kết mạc: Nếu mẹ thấy bé có dấu hiệu mắt đỏ, mắt lờ đờ và nhiều rỉ mắt thì mẹ nên cẩn thận nhé, có thể bé đã bị viêm kết mạc.

– Nôn trớ: Sau khi ăn, trẻ có dấu hiệu nôn trớ hoặc nôn nhiều nhiều lần một ngày thì lý do chính là do viêm họng và họng có dịch nhầy nên bé gặp khó khăn khi nuốt thức ăn.

– Phát ban: Đây là dấu hiệu của sốt siêu vi khi đã đi qua giai đoạn ủ bệnh và phát bệnh, khiến các nốt mẩn đỏ li ti xuất hiện ở tay hoặc chân.

– Tiêu chảy: Nguyên nhân do virus tấn công đường tiêu hóa, gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa và khiến bé bị tiêu chảy.

– Sưng hạch: Khi bị virus xâm nhập vào đường hô hấp, vùng cổ, đầu của bé sẽ xuất hiện tình trạng nổi hạch. Những hạch này có thể thấy bằng mắt hoặc dùng tay sờ thấy.

Đi tìm giải đáp: Sốt siêu vi có lây không?

Phát ban là dấu hiệu của sốt siêu vi khi đã đi qua giai đoạn ủ bệnh và phát bệnh, khiến các nốt mẩn đỏ li ti xuất hiện ở tay hoặc chân.

3. Sốt virus có gây ra biến chứng gì không?

Sốt siêu vi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế, rất nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng, không biết sốt siêu vi có lây không.

Những biến chứng mà bệnh có thể gây ra bao gồm:

– Viêm phổi: Đây có lẽ là biến chứng nặng nhất và phổ biến nhất của sốt siêu vi, khiến cho dịch có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

– Viêm tiểu phế quản: Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi thì đây là một biến chứng thường gặp nhất. Viêm tiểu phế quản có thể gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

– Viêm thanh quản: Sốt virus khiến cho dây thanh quản bị viêm và sưng, nên cần phải điều trị sớm, nếu không sẽ khiến trẻ khó thở, thở rít hoặc thiếu oxy cho cơ thể.

– Loạn nhịp tim, viêm cơ tim, ngưng tim: Khi virus tấn công, các tế bào cơ tim bị viêm, gây ảnh hưởng đến nhịp tim và dẫn đến sốc tim hoặc suy tim cấp.

– Ảnh hưởng đến não: Đây là biến chứng không mong muốn vì chúng có thể không gây tử vong nhưng lại để lại nhiều di chứng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này của bé.

Tìm hiểu thêm: Nhiễm trùng tiểu ở trẻ em nguy cơ gây sẹo thận, suy thận

Đi tìm giải đáp: Sốt siêu vi có lây không?

Viêm phổi có lẽ là biến chứng nặng nhất và phổ biến nhất của sốt siêu vi, khiến cho dịch có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

4. Giải đáp: Sốt siêu vi có lây không?

Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh, nhất là khi ở nhà hoặc ở của bé có người mắc bệnh. Để trả lời chính xác cho câu hỏi này, phụ huynh cần hiểu rõ về nguyên nhân và con đường khiến bệnh lây lan.

4.1. Sốt siêu vi lây lan qua những đường nào?

Vì mầm mống của bệnh là các virus – vi trùng siêu nhỏ, do đó khả năng lây lan là rất lớn và rất nhanh chóng. Nguyên nhân lây bệnh chính là để bé có cơ hội được tiếp xúc với dịch tiết từ người bệnh.

Cha mẹ hãy lưu ý, bệnh thường lây lan qua những đường sau:

– Hô hấp: Nếu để bé đứng gần những người nhiễm bệnh, vô tinh hít phải các dịch tiết hô hấp do người bệnh ho, hắt hơi thì virus sẽ xâm nhập cơ thể bé.

– Ăn uống: Nếu bé ngồi chung bàn hoặc ăn chung bát, đũa, thìa… với người bệnh thì cũng có khả năng nhiễm virus.

– Vật trung gian: Trường hợp này tuy ít nhưng vẫn có nguy cơ khiến bệnh lây lan. Đó là côn trùng, có thể mang virus gây bệnh truyền sang người thông qua vết cắn hoặc đốt.

– Bề mặt đồ vật: Ở những đồ vật lỡ chứa dịch tiết của người bệnh như mặt bàn, ghế, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, đồ chơi… nếu trẻ chẳng may chạm vào chúng thì cũng có nguy cơ nhiễm bệnh.

4.2. Sốt siêu vi có lây không?

Đáp án chính xác cho thắc mắc này chính là sốt có thể không lây nhưng tác nhân gây bệnh là virus thì có thể lan truyền từ người này sang người khác. Tùy vào loại mầm bệnh mà các đường lây bệnh sẽ không giống nhau, người nhiễm virus cũng có thể sốt hoặc không sốt.

"Sốt siêu vi có lây không" là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh.

>>>>>Xem thêm: Viêm nhiễm phụ khoa ở bé gái cách phòng ngừa

Sốt siêu vi có lây không” là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh.

5. Cách chăm sóc và phòng lây lan sốt virus cho bé

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho sốt siêu vi. Vì vậy, cha mẹ cần tập tập trung chăm sóc bé để hạn chế triệu chứng. Bên cạnh đó, việc tăng cường hệ miễn dịch cho bé để chống lại virus cũng là điều vô cùng quan trọng.

– Nếu bé sốt cao, mẹ hãy lưu ý:

+ Có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt để tránh biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ.

+ Cho bé nghỉ ngơi một thời gian, uống thật nhiều nước và bồi bổ để cơ thể nhanh chóng hồi phục.

– Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm, mẹ hãy tham khảo và thực hiện các biện pháp sau:

+ Giữ vệ sinh cho bé và bản thân.

+ Giữ vệ sinh các vật dụng cá nhân của bé bằng cách rửa sạch đồ chơi, lau bàn ghế…

+ Tuyệt đối không dùng chung hoặc không để bé dùng vật dụng cá nhân với người bệnh.

+ Thường xuyên rửa tay cho bản thân và cho bé bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với người bệnh.

+ Hạn chế cho bé đến nơi đông người, nếu đến phải đeo khẩu trang.

Trên đây là những thông tin về bệnh sốt siêu vi cũng như khả năng lây nhiễm của bệnh. Hy vọng các cha mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc “sốt siêu vi có lây không” và có biện pháp chăm sóc, cũng như phòng bệnh cho bé yêu!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *