Viêm phế quản cấp ở trẻ em là căn bệnh thường gặp, nhất là ở những nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa như nước ta. Nếu không được chăm sóc và kịp thời điều trị, bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do đó, bố mẹ cần phải nắm rõ thông tin liên quan đến căn bệnh này để bảo vệ sức khỏe con yêu tốt nhất.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Viêm phế quản cấp ở trẻ em có nguy hiểm hay không?
1. Nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em
Viêm phế quản cấp ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Một số nguyên nhân phổ biến nhất gây ra căn bệnh này là:
– Do các loại virus gây ra: Khi sức đề kháng của cơ thể trẻ yếu đi, thời tiết thay đổi đột ngột hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm sẽ khiến các loại virus hoạt động mạnh mẽ hơn, đặc biệt là ở vùng mũi họng và gây ra bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ.
– Trẻ bị viêm xoang mạn tính, dị ứng hoặc có amidan mở rộng quá mức cũng có khả năng bị viêm phế quản cấp.
– Một số yếu tố bên ngoài như khói bụi, môi trường ô nhiễm, khói thuốc cũng có thể khiến bé bị viêm phế quản cấp. Bên cạnh đó, căn bệnh này cũng có thể là kết quả của những cơn hen.
– Nếu điều kiện môi trường bất lợi kéo dài sẽ khiến bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ chuyển sang thể mạn tính. Ngoài ra, trẻ đứng trước máy lạnh, tắm nước lạnh quá lạnh hoặc ngồi điều hòa sai cách cũng có thể bị viêm phế quản cấp.
– Những hóa chất gây hại có thể đi theo đường hơi nước và kích thích niêm mạc của phế quản, từ đó gây viêm phế quản cấp. Do đó, bố mẹ phải tránh không cho con tiếp xúc với môi trường độc hại, có hóa chất.
Viêm phế quản cấp là căn bệnh nhiều trẻ em gặp phải
2. Viêm phế quản cấp ở trẻ nhỏ có nguy hiểm hay không?
Viêm phế quản cấp ở trẻ có nguy hiểm hay không là điều rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Trên thực tế, nếu bệnh viêm phế quản cấp được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không gây ảnh hưởng gì tới trẻ em. Tuy nhiên, nếu con bị viêm phế quản cấp mà bố mẹ không phát hiện sớm khiến bệnh diễn tiến tới giai đoạn nguy hiểm kèm theo việc điều trị sai cách sẽ làm tăng nguy cơ bị biến chứng. Một số vấn đề mà bé có thể gặp phải khi bị viêm phế quản cấp là:
– Viêm phế quản cấp tính kéo dài nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra bệnh viêm phổi.
– Viêm phế quản ở trẻ rất dễ tiến triển thành hen suyễn mạn tính nếu bệnh không được điều trị triệt để và tái phát lại nhiều lần.
– Nếu không được cấp cứu nhanh chóng và kịp thời, bé có nguy cơ bị tràn dịch phổi, thậm chí là tử vong.
– Trẻ có thể bị suy hô hấp vì phù nề niêm mạc phế quản, tắc hẹp ống thở.
Do đó, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan khi thấy con yêu bị viêm phế quản cấp.
Tìm hiểu thêm: Mách mẹ cách xử trí “thông minh” khi trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm
3. Cách điều trị hiệu quả khi trẻ em bị viêm phế quản cấp
Khi con có dấu hiệu bị viêm phế quản cấp, bố mẹ phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng. Thông thường, các bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng của con thông qua tiền sử bệnh và thăm khám thực tế.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định trẻ thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, chụp X – quang phổi và nuôi cấy đờm để chẩn đoán chính xác nhất, cũng như loại trừ những căn bệnh khác.
Nếu viêm phế quản cấp ở trẻ nhẹ nhưng các dấu hiệu của bệnh kéo dài khoảng 1 – 2 tuần, bố mẹ hãy cho con uống nhiều nước và để bé nghỉ ngơi thoải mái. Quan trọng nhất là bố mẹ phải tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để yên tâm hơn về tình trạng của bé.
Bên cạnh đó, bố mẹ cần phải lưu ý những điều sau khi chăm sóc trẻ bị bệnh viêm phế quản cấp:
– Luôn giữ ấm cho bé, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh khiến bệnh viêm phế quản cấp trở nên nặng hơn. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không cần mặc cho con quá nhiều lớp quần áo vì sẽ khiến trẻ cảm thấy nóng bức và khó thở hơn.
– Luôn để ý đến mũi họng của con, nếu thấy nước mũi chảy ra nhiều, bố mẹ hãy vệ sinh sạch sẽ cho trẻ để bé dễ thở hơn. Đồng thời, bố mẹ cũng nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng cho con.
– Cho trẻ uống canh, súp và nước hoa quả để làm tan bớt dịch nhầy, giúp con dễ thở hơn.
>>>>>Xem thêm: Bệnh thủy đậu ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Khi con có dấu hiệu bị viêm phế quản cấp, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bố mẹ nắm rõ những thông tin cơ bản về căn bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em. Để tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra, bố mẹ nên đưa con đi khám ngay khi thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu ban đầu của bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.