Hiện nay, mắc ung thư máu không có nghĩa là hết hy vọng sống bởi y học trong nước và trên thế giới đang ngày càng tân tiến hơn. Để vững tin hơn vào nhân định này, mời bạn cùng tìm hiểu về các cách điều trị bệnh ung thư máu trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Các cách điều trị bệnh ung thư máu phổ biến nhất hiện nay
1. Ung thư máu và mục tiêu điều trị
Ung thư máu là loại ung thư khởi phát từ tủy xương, đây là nơi mà các tế bào máu được sinh ra. Khi một số tế bào máu phát triển liên tục ngoài tầm kiểm soát, các tế bào máu bình thường khác sẽ bị ảnh hưởng và hoạt động kém đi. Lúc này chúng không thể chống lại quá trình nhiễm trùng hay tự sản xuất ra các tế bào máu mới nữa. Kết quả là cơ thể sẽ bị thiếu máu và dễ nhiễm trùng khi gặp phải tổn thương.
Trước tình trạng đó, người bệnh ung thư máu sẽ được điều trị với mục tiêu loại bỏ các tế bào ác tính đang gây hại cho cơ thể và giảm bớt các triệu chứng ung thư. Đồng thời, các phương pháp điều trị sẽ thúc đẩy tạo ra các tế bào máu mới để phục hồi và củng cố khả năng miễn dịch của cơ thể. Từ đó ngăn bệnh tái phát, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng sống về lâu dài cho người bệnh.
2. Cách điều trị bệnh ung thư máu
Căn cứ vào giai đoạn phát triển của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, các phương pháp điều trị ung thư máu sẽ được đưa ra một cách hợp lý. Dưới đây là những cách điều trị bệnh ung thư máu phổ biến nhất hiện nay:
2.1. Hóa trị ung thư máu
Với bệnh nhân ung thư máu, thay vì phẫu thuật thì hóa trị chính là phương pháp điều trị “kinh điển” và được lựa chọn đầu tiên. Cơ chế điều trị của phương pháp này là đưa các loại thuốc có khả năng tiêu diệt trực tiếp các tế bào ung thư vào cơ thể người bệnh.
Mỗi bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc hóa trị khác nhau, tùy thuộc khả năng đáp ứng và mục tiêu của từng giai đoạn. Hóa trị ung thư máu thường được chia thành các chu kỳ điều trị như sau:
Hóa trị khởi đầu:
Là chu kỳ hóa trị chính, thường kéo dài trong thời gian một tháng.
Hóa trị củng cố:
Là chu kỳ hóa trị tiếp theo sau điều trị khởi đầu. Đợt hóa trị này giúp người bệnh kiểm soát được ung thư và ngăn ung thư tái phát, nhờ đó có thể kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Hóa trị củng cố thường kéo dài trong vài tháng.
Hóa trị duy trì:
Chu kỳ cuối cùng này có thể kéo dài trong suốt hai năm. Để tăng cường hiệu quả điều trị của hai chu kỳ hóa trị trước đó, thuốc hóa trị duy trì sẽ được dùng với liều thấp hơn.
Hóa trị ung thư máu không phù hợp với những bệnh nhân lớn tuổi và có sức khỏe kém
Do phải trải qua nhiều đợt hóa trị trong thời gian dài, phương pháp này không phù hợp với những bệnh nhân lớn tuổi và có sức khỏe kém.
2.2. Xạ trị ung thư máu
Xạ trị có thể được chỉ định trong một số trường hợp mắc bệnh ung thư máu, tuy nhiên đây không phải là phương pháp được ưu tiên sử dụng. Các trường hợp có thể áp dụng xạ trị ung thư máu bao gồm:
– Xạ trị toàn thân: Thường sử dụng trước khi ghép tủy hoặc ghép tế bào gốc máu ngoại vi.
– Xạ trị xương: Thường sử dụng cho bệnh nhân ung thư máu di căn xương để giảm đau nếu hóa trị không có hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm lợi khám và điều trị hiệu quả
Trong số các phương pháp điều trị ung thư máu, xạ trị hiếm thấy hơn cả
2.3. Cách điều trị ung thư máu bằng cấy ghép tế bào gốc
Hầu hết các trường hợp ung thư máu đã hoàn thành chu kỳ hóa trị liều cao sẽ tiếp tục được điều trị bằng cách cấy ghép tế bào gốc. Việc cấy ghép này có tác dụng sản xuất máu mới để khôi phục tủy xương.
Các tế bào gốc sử dụng trong quá trình cấy ghép sẽ được lấy từ máu ngoại vi, từ trong tủy xương hoặc từ máu ở cuống rốn. Tuy nhiên, các tế bào gốc từ máu cuống rốn thường cho hiệu quả cao nhất.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Viêm lợi có ăn được rau muống không?
Cấy ghép tế bào gốc giúp bệnh nhân ung thư máu tái tạo lại lượng máu cơ thể bị thiếu hụt
Ngoài ba phương pháp điều trị ung thư máu phổ biến trên đây, các bác sĩ còn có thể sử dụng liệu pháp nhắm trúng đích hoặc liệu pháp miễn dịch để bổ trợ thêm cho quá trình điều trị.
3. Một số biện pháp bổ trợ điều trị ung thư máu
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ của bác sĩ, người bệnh cũng nên chú ý tới một số biện pháp khác để tăng hiệu quả điều trị va ngăn chặn nguy cơ tái phát ung thư. Đó là:
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
Bệnh nhân ung thư máu thường ở trong trạng thái mệt mỏi, không có sức do bị thiếu máu. Hơn nữa, quá trình điều trị có thể khiến người bệnh cảm thấy chán ăn và không có khẩu vị. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học là vô cùng cần thiết.
Các loại thực phẩm có lợi như thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh, trái cây,… nên được chế biến kĩ lưỡng và an toàn để người bệnh dễ hấp thu. Ngoài ra, nên xây dựng thực đơn phù hợp với mong muốn của người bệnh.
Chăm sóc sức khỏe tâm lý, tâm sự và chia sẻ cảm xúc với người bệnh
Tâm lý cũng là một yếu tố rất quan trọng góp phần quyết định hiệu quả của quá trình điều trị ung thư. Trên thực tế, phần lớn người bệnh ung thư sẽ khó tránh khỏi những cảm xúc tiêu cực hay cảm giác chán nản. Do đó, người thân và gia đình cần thường xuyên động viên, chia sẻ với người bệnh để có thể giúp người bệnh cảm thấy vững tin và quyết tâm hơn.
Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đã có thể nắm được những cách điều trị ung thư máu để phối hợp với bác sĩ trên hành trình chiến thắng bệnh tật.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.