Gặp người bị đột quỵ không được làm 3 điều sau

Nếu bạn gặp một người bị đột quỵ não (tai biến mạch máu não) thì không nên làm 3 điều sau, kẻo gây nguy hại đến tính mạng và để lại di chứng nặng nề cho người bệnh. 

Bạn đang đọc: Gặp người bị đột quỵ không được làm 3 điều sau

1. Điểm danh 3 điều không nên làm khi có người bị đột quỵ

1.1 Không cho người bị đột quỵ uống thuốc

Dù người bị đột quỵ có sẵn bệnh lý nền đang cần dùng thuốc như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim,… hay người không có bệnh lý nền, thì khi bị đột quỵ cũng tuyệt đối không được cho người bệnh uống bất kỳ loại thuốc nào.

Nhiều người cho rằng, đột quỵ là do cục máu đông hình thành nên có thể cho người bị đột quỵ uống aspirin – chất làm loãng máu. Tuy nhiên, nghiên cứu và thực tế đã chỉ ra rằng cục máu đông chỉ là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ não. Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân khác, cũng có thể do một mạch máu bên trong não bị vỡ ra, dẫn tới đột quỵ (thể xuất huyết não). Vì vậy, việc cho người bệnh uống aspirin khi chưa biết nguyên nhân gây đột quỵ sẽ rất nguy hiểm. Chưa kể, trong quá trình uống thuốc người bệnh không tỉnh táo rất dễ bị sặc phổi, gây suy hô hấp có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Hiện nay, y học chưa có loại thuốc nào có thể chữa đột quỵ một cách tức như quảng cáo của thuốc An cung mà nhiều người hay nhắc tới. Đã có rất nhiều sự cố vô cùng đáng tiếc khi người nhà cho người thân bị đột quỵ uống thuốc An cung. Việc làm này chỉ làm chậm quá trình người bệnh được đi cấp cứu tại bệnh viện, dễ bỏ qua “giai đoạn vàng” trong cấp cứu bệnh nhân đột quỵ não, hơn nữa thuốc cũng không có tác dụng điều trị đột quỵ não như trong quảng cáo.

Gặp người bị đột quỵ không được làm 3 điều sau

Tuyệt đối không được cho người bệnh đang trong cơn đột quỵ ăn, uống bất cứ thứ gì.

1.2 Không cho người bị đột quỵ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì

Ngoài việc không cho người bệnh uống bất cứ loại thuốc nào khi bị đột quỵ, thì bạn cũng không nên cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Nguyên nhân là do người bị đột quỵ não thường không tỉnh táo và có thể rối loạn chức năng nuốt. Nên khi cho người bệnh ăn hoặc uống có thể gây tình trạng nghẹn, sặc, dẫn đến suy hô hấp và nặng hơn là có thể gây viêm phổi.

Đột quỵ không phân biệt không gian, thời gian nên có thể đến bất cứ lúc nào. Nhiều người đang làm, đang ăn cũng có thể bị đột quỵ. Một số người lo rằng người bệnh chưa ăn gì sẽ bị đói, nên cho người bệnh ăn chút cháo hoặc uống ít nước để có sức nhưng điều này là hoàn toàn sai, bạn không nên thực hiện.

1.3 Không cho người bị đột quỵ tự lái xe đến bệnh viện

Trước khi cơn đột quỵ thật sự diễn ra khiến người bệnh bất tỉnh hoặc không tỉnh táo thì khi có triệu chứng không ổn nghi ngờ bệnh nhân bị đột quỵ, bạn tuyệt đối không để người bệnh đi tự lái xe đến bệnh viện. Nếu bạn nghi ngờ có người bệnh bị đột quỵ hãy gọi ngay 115 để nhận sự trợ giúp hoặc bố trí phương tiện (nên sử dụng ô tô) để vận chuyển người bệnh đến cơ sở y tế ngay.

Đã có những trường hợp đáng tiếc xảy ra, đó là người bệnh bị đột quỵ mặc dù tuổi còn rất trẻ nếu được đưa đến bệnh viện xử trí kịp thời thì khả năng phục hồi sẽ rất nhanh chóng. Nhưng thay vì đưa người bệnh đến ngay bệnh viện, người nhà chọn cách “giữ” người bệnh tại nhà để chích nặn máu đầu ngón tay. Đến khi thấy người bệnh không đỡ mới cho bệnh nhân nhập viện thì đã qua thời gian “vàng” cấp cứu đột quỵ và người bệnh phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Việc chích nặn máu 10 đầu ngón tay khi sơ cứu người bị đột quỵ là hoàn toàn không có căn cứ khoa học, các chuyên gia khuyên bạn không nên thực hiện điều này.

Đối với bệnh nhân bị đột quỵ, thời gian được ví là “vàng” hoặc là “não”. Nếu chậm trễ, các tế bào não của bệnh nhân bị hủy hoại vĩnh viễn, nguy cơ đe dọa đến tính mạng và để lại nhiều di chứng nặng nề, đeo bám đến suốt đời.

Tìm hiểu thêm: Bệnh động kinh cục bộ: phân loại và biểu hiện

Gặp người bị đột quỵ không được làm 3 điều sau

Nếu thấy ai đó có dấu hiệu bị đôt quỵ, bạn nên gọi điện cho cơ sở y tế ngay.

2. Các dấu hiệu nhận biết đột quỵ não

Khi thấy một người có các biểu hiện sau, cần nghĩ ngay đến bệnh đột quỵ:

– Tê cứng nửa mặt hoặc cả mặt, cười bị méo (xệ), cơ thể cảm thấy mệt mỏi, không còn sức lực.

– Tay, chân khó cử động hoặc không thể cử động. Một bên người bị tê liệt. Không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.

– Phát âm gặp khó khăn: nói không rõ chữ, nói ngọng, nói bị dính chữ, khó nhắc lại lời người khác nói.

– Đau đầu đột ngột, dữ dội, có thể buồn nôn hoặc nôn.

– Hoa mắt, chóng mặt, khó giữ thăng bằng nên dễ té, ngã.

– Thị lực suy giảm, mắt mờ.

Các dấu hiệu này có thể tồn tại kéo dài hơn 24 giờ hoặc chỉ diễn ra khoảng vài phút rồi biến mất nhanh chóng (thiếu máu não thoáng qua TIA).

Mỗi phút qua đi là mức độ tổn thương hệ thần kinh ngày càng nghiêm trọng hơn. Do đó, khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng trên, cần được đưa đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và cấp cứu kịp thời.

Gặp người bị đột quỵ không được làm 3 điều sau

>>>>>Xem thêm: Giải đáp cách chữa mất ngủ cho người trung niên

Nếu thấy ai đó đột nhiên mất ý thức, ngã (ngất xỉu), chân tay tê yếu, hãy đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế hoặc gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

3. Cách phòng tránh đột quỵ

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Tập thể dục hàng ngày

Giữ ấm cơ thể

Không hút thuốc lá

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Thăm khám sẽ giúp bạn phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ và chủ động có biện pháp điều trị kịp thời để phòng ngừa đột quỵ xảy ra. Các chuyên gia khuyên bạn, nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần, tầm soát hệ thần kinh 1 năm/lần. Đặc biệt nên tầm soát các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ từ sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *