Bệnh đau đầu có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Tùy theo loại đau đầu, bệnh sẽ có mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Bạn đang đọc: Bệnh đau đầu có nguy hiểm không và các loại đau đầu cụ thể
1. Bệnh đau đầu là gì?
Đau đầu thường được mô tả như một áp lực nhói lên ở phần đầu, liên tục, dữ dội hoặc âm ỉ. Nhức đầu có thể khác nhau về loại đau, cường độ, vị trí và tần suất. Đây là tình trạng phổ biến mà hầu hết mọi người sẽ gặp phải trong đời.
Đau đầu là dạng đau phổ biến nhất, cũng là lý do chính khiến bạn phải tạm hoãn công việc. Hầu hết các cơn đau đầu thường do căng thẳng, mệt mỏi sau quá trình làm việc. Tuy nhiên, một số loại có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn.
-
Đau đầu khiến người bệnh mệt mỏi, mất tập trung vào công việc
2. Bệnh đau đầu có nguy hiểm không?
Bệnh đau đầu có nguy hiểm không là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, cũng có nhiều người chủ quan, xem nhẹ các biểu hiện đau đầu. Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên theo dõi sát sao những bất thường của cơ thể và không lơ là trước bất kỳ thay đổi nào.
Đau đầu là tình trạng nhiều người mắc phải. Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cần tìm nguyên nhân gây đau đầu. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh sẽ có các loại đau đầu và mức độ nguy hiểm khác nhau.
3. Các loại đau đầu và mức độ nguy hiểm
Bệnh đau đầu chia thành nhiều loại như: Đau nửa đầu, đau đầu căng cơ, đau đầu do đau dây thần kinh, đau đầu chuỗi, đau đầu do xoang, do chấn thương… Người bệnh cần theo dõi sức khỏe thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý đau đầu có thể xảy ra.
3.1. Đau nửa đầu Migraine
Migraine là một trong những loại đau đầu nguy hiểm, gây ra cơn đau ở một bên đầu. Người bệnh thường đau theo từng cơn, có nôn ói đi kèm. Có khoảng 12% dân số mắc loại đau đầu này. Trong đó, hơn 75% trường hợp bệnh migraine thì người thân trong gia đình cũng sẽ mắc bệnh.
Bệnh chủ yếu xuất hiện ở lứa tuổi thanh niên. Sau 60 tuổi bệnh hiếm khi xuất hiện. Thông thường, độ tuổi từ 20 – 50 dễ mắc bệnh nhất. Triệu chứng dễ nhận biết nhất là đau ở một nửa đầu, cảm thấy trong đầu có sợi dây liên tục giật theo nhịp mạch đập.
Mặt khác, cơn đau có thể luân chuyển, lúc ở nửa đầu này lúc ở nửa đầu kia. Ban đầu người bệnh chỉ đau thoáng qua, sau một thời gian thì tăng cường độ dữ dội. Đau có thể kéo dài từ vài giờ đến nhiều ngày.
Cơn đau đầu thường xảy ra đột ngột hoặc có báo trước qua các dấu hiệu như: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, giảm thị lực, nói khó, tê buốt vùng da đầu. Cơn đau có xu hướng nặng lên khi người bệnh ho, hắt hơi, di chuyển, vận động.
Bệnh đau nửa đầu Migraine có các thể khác nhau như: Thể thông thường, thể cổ điển, thể liệt vận nhãn, thể võng mạc…
3.2. Căng thẳng gây bệnh đau đầu có nguy hiểm không?
Đau đầu do căng thẳng được xếp vào hàng đau đầu phổ biến nhất hiện nay. Cơn đau có thể xuất hiện tạm thời, hoặc liên tục hàng ngày, kéo dài từ 30 phút đến vài ngày. Người bệnh cảm giác đầu như bị ép, giống như có gì bó buộc vào đầu. Cường độ và tần suất đau dao động từ nhẹ đến vừa.
Người bệnh thường đau ở hai bên đầu hoặc đau lan tỏa khắp vùng đầu. Tuy nhiên, cơn đau không gây quá nhiều khó khăn cho người bệnh khi vận động nhẹ hoặc leo cầu thang. Đau đầu do căng thẳng bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan, do lối sống không lành mạnh.
Bệnh lý này phổ biến nhất với người lớn và thanh niên, người làm việc văn phòng, làm việc quá sức… Loại đau đầu này bao gồm: Đau đầu có chu kỳ, đau đầu mãn tính, đau đầu do không đáp ứng các tiêu chuẩn trên…
-
Tìm hiểu thêm: Tai biến mạch máu não điều trị đúng cách
Đau đầu do căng thẳng do công việc và lối sống chưa lành mạnh
3.3. Đau đầu chuỗi, đau nửa đầu mãn tính
Đau đầu chuỗi phổ biến ở nam giới, chiếm khoảng 80%, đặc biệt là nam giới ở độ tuổi 20 – 40. Đây cũng là đối tượng chính của cơn đau nửa đầu mãn tính. Cơn đau xuất hiện theo từng vùng khuôn mặt, tập trung ở ổ mắt, sau đó lan đến vùng trán, thái dương, gò má và cánh mũi. Ngoài ra có thể đau ở vòm họng, xương hàm hoặc vùng cổ.
Đau đầu dạng này có thể phân biệt bằng biểu hiện dữ dội và đạt đến cực điểm sau 10 phút. Người bệnh sẽ thấy nhói buốt, kèm theo một số triệu chứng về mắt hoặc mũi. Các triệu chứng mắt gồm: chảy nước mắt, sụp mí, xung huyết kết mạc, co đồng tử. Triệu chứng về mũi gồm: ngạt mũi một bên, chảy nước mũi.
3.4. Đau đầu không do tổn thương cấu trúc
Bệnh đau đầu có nguy hiểm không tùy thuốc vào các thể tổn thương cấu trúc khác nhau:
– Đau đầu dao đâm nguyên phát
– Đau đầu do chèn ép ngoài sọ
– Đau đầu do lạnh
– Đau đầu lành tính bởi ho
– Đau đầu lành tính vì gắng sức
– Đau đầu kèm theo sinh hoạt sinh dục.
3.5. Chấn thương sọ gây bệnh đau đầu có nguy hiểm không?
Mỗi ngày, cả nước ghi nhận nhiều trường hợp chấn thương sọ não do: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, té ngã trong sinh hoạt và vui chơi thể thao. Sau khi gặp sự cố như vậy, người bệnh cần chú ý đến các triệu chứng đau đầu. Đau đầu do chấn thương sọ là một trong các loại bệnh nguy hiểm.
Người bệnh thường cảm thấy đau kèm theo biểu hiện nôn, động kinh hoặc thay đổi tri giác, dẫn tới ngủ gà, lơ mơ, thậm chí hôn mê, yếu liệt tay chân. Đây là dấu hiệu máu tụ trong sọ, cần cấp cứu tại bệnh viện.
Do tính chất của các triệu chứng, đau đầu do chấn thương sọ chia thành hai thể là đau đầu cấp và mãn tính sau chấn thương.
3.6. Đau đầu kèm bệnh lý mạch máu
Máu và mạch máu là những thành phần quan trọng, có vai trò duy trì sự sống còn của cơ thể. Các vấn đề bất thường với mạch máu mà người bệnh có thể gặp phải là:
– Thiếu máu não cấp tính
– Ổ máu tụ trong sọ
– Xuất huyết dưới nhện
– Dị dạng mạch máu não
– Viêm động mạch
– Đau động mạch cảnh, động mạch đốt sống
– Huyết khối tĩnh mạch
– Tăng huyết áp động mạch
– Đau đầu đi kèm các bệnh mạch máu khác
-
>>>>>Xem thêm: Đau nửa đầu nên uống thuốc gì để cải thiện bệnh?
Đau đầu có thể do tăng huyết áp động mạch, huyết khối tĩnh mạch
3.7. Đau đầu kèm bệnh lý nội sọ không do mạch máu
Bệnh đau đầu có nguy hiểm không phụ thuộc vào bệnh lý liên quan như:
– Tăng/giảm áp lực dịch não tuỷ
– Nhiễm khuẩn nội sọ
– Sarcoidosis và bệnh viêm vô khuẩn nội sọ khác
– Tiêm vào khoang dịch não tuỷ
– U nội sọ
– Đau đầu kèm bệnh nội sọ khác
3.8. Hóa chất gây bệnh đau đầu có nguy hiểm không?
Những ảnh hưởng của hóa chất đến cơ thể có thể gây ra đau đầu. Tùy thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc, bệnh được chia thành các loại nhỏ như sau:
– Đau do sử dụng hay tiếp xúc cấp tính/mãn tính với hóa chất
– Đau do ngừng sử dụng hóa chất (cấp tính/mãn tính)
– Đau có liên quan đến hóa chất, cơ chế không xác định
– Sốt, sổ mũi do cúm A/H1N1
3.9. Đau đầu kèm nhiễm khuẩn ngoài não
Tình trạng này bao gồm:
– Nhiễm virus
– Nhiễm khuẩn
– Liên quan tới các bệnh truyền nhiễm khác
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.