Nhiều người bị ợ chua thường thắc mắc có thể trị ợ chua tại nhà hay không? Có một số phương pháp giúp hỗ trợ giảm tình trạng này hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn cách điều trị phù hợp với tình trạng của mình.
Bạn đang đọc: 7 cách trị ợ chua tại nhà hiệu quả nhất
1. Ợ chua là gì?
Trước khi đi sâu tìm hiểu về cách trị ợ chua tại nhà bạn cần xác định ợ chua là gì. Ợ chua là tình trạng acid dịch vị trào lên thực quản gây cảm giác nóng rát ở vùng ngực. Sự nóng rát này lan dần lên vùng cổ nếu bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bạn có thể cảm thấy vị chua hoặc đắng ở miệng đó chính là ợ chua.
Các cơn ợ chua, ợ nóng cảnh báo sự bất thường của hệ tiêu hóa. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng hay lứa tuổi khác nhau. Các cơn ợ chua có thể làm bạn thấy đau nếu như đang ở tư thế không đúng lúc đó như: Ưỡn cong, cúi gập người.
Ợ chua gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh
2. Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây ợ chua
Phần lớn các bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản đều gây ợ chua. Tình trạng này xảy ra thường xuyên hay không tùy theo mức độ mắc bệnh.
Nguyên nhân là do acid dịch vị bị đẩy ngược lên trên qua cơ thắt thực quản. Acid tiếp xúc và làm kích ứng niêm mạc thực quản. Acid dịch vị cũng có thể trào lên gần miệng làm bạn có cảm giác chua hoặc đắng rất khó chịu.
Ợ chua thường xảy ra sau khi ăn vào buổi tối. Khi ăn quá no và thức khuya, làm việc ngay sau khi ăn khiến tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn.
Bên cạnh đó nếu ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, đồ ăn chua cay, chất kích thích có thể khiến tình trạng ợ chua trầm trọng hơn.
Ăn quá no là một phần nguyên nhân gây bệnh
3. 9 cách trị ợ chua do trào ngược
Triệu chứng ợ chua dạng nhẹ có thể tự điều trị tại nhà. Bệnh nhân có thể lựa chọn một trong các phương pháp phù hợp dưới đây.
3.1 Trị ợ chua tại nhà bằng cách thay đổi thói quen ăn uống
Tạo thói quen ăn uống khoa học sẽ giúp bạn đẩy lùi tình trạng ợ chua, ợ rát. Bạn có thể bắt đầu bằng việc chia thành nhiều bữa ăn trong ngày với lượng vừa đủ. Nhai kỹ khi ăn giúp thức ăn tiêu hóa tốt hơn. Dừng việc ăn quá khuya hoặc ăn quá no. Hạn chế ăn đồ chiên rán, thức ăn cay nóng sẽ làm bạn tăng tích mỡ bụng và dễ bị ợ chua.
Các loại đồ uống như cafe, bia rượu, đồ uống có gas không nên sử dụng khi đang bị ợ chua. Một số loại thực phẩm có vị chua như: Cam, xoài, cà chua,…cũng cần hạn chế ăn.
Khi bị ợ chua bạn cũng có thể uống từng ngụm nước nhỏ sẽ giúp cảm thấy dễ chịu hơn. Nước sẽ làm loãng vị chua ở miệng và làm dịu cảm giác nóng rát ở cổ. Uống đủ lượng nước hàng ngày còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
3.2 Không sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá
Khi bị ợ chua tuyệt đối không nên dùng thuốc lá và các chất kích thích. Những chất này khiến dạ dày tiết nhiều pepsin và acid dịch vị hơn. Niêm mạc dạ dày thực quản bị kích ứng và làm cho các cơn trào ngược xảy ra thường xuyên hơn.
3.3 Mặc quần áo rộng rãi
Đây là biện pháp đơn giản và hiệu quả để làm giảm triệu chứng ợ chua do trào ngược. Khi mặc quần áo chật sẽ làm tăng áp lực lên thành bụng và ảnh hưởng tới hoạt động của dạ dày, thực quản. Vì vậy khi mắc bệnh bạn cần lưu ý tới vấn đề này.
3.4 Giảm cân
Cân nặng quá lớn hoặc tăng cân đột ngột sẽ gây áp lực lên ống tiêu hóa và làm ảnh hưởng tới hoạt động của chúng. Giảm cân sẽ giúp các cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đồng thời việc làm này còn giúp bạn có vóc dáng cân đối. Bạn cần tích cực vận động và hạn chế ăn thực phẩm giàu chất béo để cải thiện vấn đề cân nặng.
3.5 Tránh vận động ở các tư thế không phù hợp
Một số trường hợp do lựa chọn tư thế vận động không phù hợp khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn. Khi mắc bệnh bạn không nên tập thể dục với cường độ cao. Hạn chế các động tác gập người, ưỡn cong người. Các hành động này sẽ khiến các chất có trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản gây ợ chua.
Người bệnh nên tập những bài thể dục nhẹ nhàng, cường độ phù hợp như yoga, đi bộ.
Bạn cũng cần tránh nằm sấp khi ngủ vì tư thế này gây áp lực lên dạ dày và ảnh hưởng tới cơ thắt thực quản. Khi ngư bạn nên nằm ngửa hoặc nghiêng bên trái và kê cao gối khi nằm.
3.6 Đi bộ nhẹ nhàng sau khi ăn
Thức ăn ở trong dạ dày cần khoảng 6 – 8 tiếng để tiêu hóa. Vì vậy sau khi ăn xong bạn nên đi bộ nhẹ nhàng để thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn. Bạn tuyệt đối không nên nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn.
3.7 Trị ợ chua tại nhà bằng thảo dược tự nhiên
Bạn hoàn toàn có thể cải thiện ợ chua bằng những nguyên liệu quen thuộc có sẵn trong gian bếp nhà mình.
Gừng: Đây là một loại gia vị được sử dụng như một loại thuốc để trị bệnh. Gừng có tính ấm, vị cay giúp cải thiện các vấn đề về hệ tiêu hóa. Khi bị ợ chua bạn cần uống một ly trà gừng ấm hoặc cho thêm gừng vào các món ăn hàng ngày.
Trà hoa cúc: Loại trà này có tác dụng giảm đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bạn nên duy trì uống trà hoa cúc mỗi ngày để các triệu chứng ợ chua thuyên giảm.
Lá bạc hà: Trong lá bạc hà có chứa nhiều hoạt chất kích thích hệ tiêu hóa. Điều này khiến quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Chúng còn ngăn tình trạng trào ngược dịch vị, khó tiêu.
Mật ong: Từ lâu mọi người đã biết tới tác dụng của mật ong trong điều trị các bệnh liên quan tới dạ dày. Bạn pha mật ong với một ly nước ấm để cải thiện tình trạng ợ chua và các vấn đề ở hệ tiêu hóa khác.
Tìm hiểu thêm: Đau đại tràng: Nguyên nhân, biểu hiện và giải pháp
Có thể trị ợ chua tại nhà bằng các loại trà thảo dược
4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu đã áp dụng tất cả các biện pháp nêu trên mà hiện tượng ợ chua vẫn không giảm thì bạn cần tới gặp bác sĩ. Bạn cần tới bệnh viện ngay khi ợ chua xuất hiện kèm thêm các triệu chứng nguy hiểm.
– Ợ chua liên tục kèm đau bụng, buồn nôn, đau bụng
– Ợ chua vướng họng, khó thở
– Ợ chua tức ngực, rát họng
– Ợ chua kèm táo bón, tiêu chảy
– Ợ chua ra máu
– Ợ chua chướng bụng, khó tiêu
>>>>>Xem thêm: Cách trị dạ dày hp hiệu quả ai cũng cần biết
Nếu ợ chua kèm đau bụng, ợ ra máu thì cần tới bệnh viện ngay
Trên đây là các cách trị ợ chua tại nhà hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn một phương pháp phù hợp để giúp giảm tình trạng ợ chua khó chịu. Khi cơn ợ chua được kiềm chế sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.