Nắn trật khớp vai nếu thực hiện sai coi chừng tổn thương nặng

Nhiều người xem các clip nắn trật khớp vai trên mạng rồi sau tự áp dụng vào trường hợp của bản thân hoặc người quen bị trật khớp vai tại nhà. Điều này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Bạn đang đọc: Nắn trật khớp vai nếu thực hiện sai coi chừng tổn thương nặng

1. Những hậu quả khi nắn trật khớp vai sai cách

1.1 Tổn thương thêm khớp vai

Nắn sai cách có thể khiến khớp vai bị tổn thương nặng hơn. Những tổn thương đó bao gồm: rách sụn khớp, tổn thương dây chằng, gãy xương… Điều này gây đau đớn kéo dài, hạn chế vận động và thậm chí phải phẫu thuật.

1.2 Tổn thương thần kinh và mạch máu

Nắn mạnh có thể gây chèn ép hoặc làm tổn thương các dây thần kinh và mạch máu xung quanh khớp vai, dẫn đến tê liệt, giảm cảm giác hoặc mất chức năng chi. Trường hợp này người bệnh phải phẫu thuật không thể nắn trật được nữa.

1.3 Nhiễm trùng

Nắn khớp không đảm bảo vệ sinh có thể dẫn đến nhiễm trùng khớp. Từ đó có thể gây hoại tử khớp dẫn tới phải cắt bỏ khớp.

1.4 Mất khả năng phục hồi vì nắn trật khớp vai sai cách

Nắn sai khớp vai có thể khiến khớp bị lệch lạc, khó khăn cho việc nắn lại đúng vị trí, ảnh hưởng đến khả năng phục hồi chức năng vận động sau này. Việc trì hoãn điều trị do nắn sai có thể khiến tổn thương khớp trở nên nặng nề hơn. Điều này kéo theo di chứng lâu dài, thậm chí mất khả năng vận động khớp vai hoàn toàn.

1.5 Tốn kém chi phí điều trị

Nắn sai khớp vai dẫn tới tổn thương nghiêm trọng, đòi hỏi phải điều trị bằng các phương pháp phức tạp, tốn kém chi phí. Việc phải điều trị di chứng do nắn sai cũng sẽ khiến chi phí điều trị tăng cao.

1.6 Ảnh hưởng đến tâm lý

Nắn sai khớp gây ra đau đớn kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tâm lý người bệnh.

Nắn trật khớp vai nếu thực hiện sai coi chừng tổn thương nặng

Tình trạng tự ý nắn trật khớp có thể gây tổn thương nặng hơn, mất khả năng phục hồi, tốn kém chi phí và ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh.

2. Chẩn đoán trật khớp vai

Khi bị trật khớp vai, điều quan trọng là bạn phải đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Thông thường khám lâm sàng với bác sĩ có chuyên môn đã phần nào xác định được trật khớp vai hay không. Tuy nhiên, để chắc chắn bác sĩ có thể chỉ định làm thêm xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh đó là chụp X quang để khẳng định lại.

Ngoài ra trong một số trường hợp, bác sĩ có thể làm thêm một số xét nghiệm hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ, mục đích là để xem có tổn thương mô mềm khác đi kèm hay không như: rách dây chằng, rách phần cơ xung quanh khớp vai, rách sụn viền,… để xem xét có cần thiết phải phẫu thuật hay không.

Tìm hiểu thêm: Gói khám sức khỏe tổng quát ở bệnh viện nào uy tín?

Nắn trật khớp vai nếu thực hiện sai coi chừng tổn thương nặng

Chụp X quang trước khi nắn trật khớp vai là xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thường quy, được thực hiện tại bệnh viện hoặc phòng khám.

3. Nắn trật khớp vai đúng cách

3.1 Kỹ thuật nắn trật khớp vai

Sau khi được chẩn đoán bị trật khớp vai, bác sĩ sẽ tiến hành nắn trật khớp vai. Đây là biện pháp điều trị được ưu tiên. Quá trình nắn khớp vai thường bắt đầu bằng việc làm giảm đau và giãn cơ. Bệnh nhân có thể được tiêm thuốc giảm đau hoặc thuốc giãn cơ để giảm căng thẳng và đau đớn. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa khớp trở lại vị trí ban đầu.

Một trong những kỹ thuật phổ biến là phương pháp Kocher. Bao gồm việc kéo dài cánh tay, xoay ngoài và đưa cánh tay trở lại vị trí bình thường. Trong quá trình này, bác sĩ cần phải thực hiện cẩn thận để tránh gây tổn thương cho dây chằng, gân và các cơ xung quanh.

Nắn trật khớp vai là một quy trình đòi hỏi sự chính xác và chuyên môn cao. Việc tự nắn khớp hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Do đó, khi bị trật khớp vai, bệnh nhân nên tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia y tế để đảm bảo quá trình điều trị an toàn và hiệu quả.

3.2 Nẹp cố định

Cố định khớp vai sau khi nắn trật khớp vai bằng nẹp cố định (đeo nẹp vải/đai). Thời gian cố định này thường diễn ra trong khoảng 2-3 tuần, thậm chí có thể lâu hơn tùy vào mức độ tổn thương của từng trường hợp.

3.3 Kê đơn thuốc

Sau khi nẹp cố định, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc như thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau.

3.4 Vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Sau 2-3 tuần tháo nẹp, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tập vật lý trị liệu để phục hồi cơ, lấy lại tập vận động và tăng sức cơ để hạn chế tình trạng tái trật khớp vai.

Nắn trật khớp vai nếu thực hiện sai coi chừng tổn thương nặng

>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc cho câu hỏi: Khám sức khỏe cần giấy tờ gì?

Khi bị trật khớp vai, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và nắn trật.

4. Phẫu thuật trật khớp vai

4.1 Phẫu thuật khẩn cấp (cấp cứu)

Khi khám thấy tổn thương thần kinh, tổn thương mạch máu, gãy xương đi kèm bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh cần thực hiện phẫu thuật cấp cứu.

4.2 Phẫu thuật sau đó

Khi khám thấy có tổn thương dây chằng, sụn viền nặng, tái trật bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật khớp vai thay cho việc nắn trật bởi nắn trật trong trường hợp này có thể hiệu quả rất thấp.

5. Vì sao trật khớp vai dễ tái phát?

Theo thống kê có tới hơn 50%, thậm chí khoảng 70% người bị trật khớp vai lần 1 dễ bị trật khớp vai tái phát (hay còn gọi là trật khớp vai tái diễn hoặc trật khớp vai tái hồi). Nguyên nhân có thể do:

5.1 Tổn thương cấu trúc khớp

Tổn thương sụn viền ổ chảo. Khi sụn viền bị rách hoặc bong, khớp vai sẽ mất đi độ ổn định và dễ bị trật khớp.

Tổn thương dây chằng: Dây chằng là những dải mô dai giúp kết nối các xương khớp lại với nhau. Khi dây chằng bị rách hoặc giãn, khớp vai sẽ trở nên lỏng lẻo và dễ bị trật khớp.

Tổn thương bao khớp: Bao khớp là lớp màng bao bọc xung quanh khớp, giúp sản sinh chất bôi trơn. Khi bao khớp bị rách hoặc viêm, khớp vai có thể bị mất ổn định và dễ bị trật khớp.

5.2 Hoạt động sai tư thế

Thực hiện các động tác vượt quá khả năng vận động của khớp vai như với, bê vác vật nặng, ngã hoặc va đập.

5.3 Yếu tố cá nhân

Trật khớp vai tái diễn thường gặp ở người trẻ tuổi. Ngoài ra, một số người có cấu trúc khớp vai lỏng lẻo do bẩm sinh cũng dễ bị trật hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *