Sút trí tuệ hay Alzheimer là bệnh lý gây nỗi ám ảnh “cướp đi ký ức” của nhiều người, đặc biệt là người cao tuổi. Hiện nay, chưa rõ nguyên nhân gây sa sút trí tuệ là gì và cũng chưa có phương pháp điều trị căn bệnh này, nên việc chủ động tìm các biện pháp hỗ trợ phòng ngừa là vô cùng cần thiết. Phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ từ chế độ ăn uống hàng ngày góp phần giúp bạn bảo vệ sức khỏe trước “kẻ cướp đi ký ức” – Alzheimer (dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất chiếm khoảng 70% các trường hợp sa sút trí tuệ).
Bạn đang đọc: Phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ từ chế độ ăn uống
1. Chế độ ăn giúp phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ
1.1 Các loại thực phẩm nên bổ sung
Chế độ ăn uống hợp lý có thể góp phần ngăn ngừa và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh sa sút trí tuệ – điển hình nhất là Alzheimer.
Sau đây là những loại thực phẩm mà bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày, để ngăn ngừa sa sút trí tuệ “gõ cửa”:
Ăn nhiều rau xanh
Các loại hạt: óc chó, hạnh nhân, hạt điều, đậu nành, hạt lanh, hạt chia,…
Quả mọng: đặc biệt như việt quất, cherry, kiwi,…
Các loại đậu
Ngũ cốc nguyên hạt
Cá
Thịt gia cầm
Dầu ô liu
Rượu vang đỏ với liều lượng thích hợp.
Bạn cần HẠN CHẾ những thực phẩm có hại cho não bộ như sau:
– Thịt đỏ
– Bơ
– Đồ chiên rán
– Đồ ăn nhanh
– Bánh quy
– Bánh ngọt
– Bánh mỳ
– Các loại thực phẩm tinh chế khác
Bởi các thực phẩm này có chứa nhiều axit béo no và axit béo chuyển hóa, dễ gây tích tụ các mảng amyloid, làm tăng nguy cơ mắc sa sút trí tuệ.
Đối với các loại đồ uống, bạn nên bổ sung các thực phẩm từ hoa quả như nước ép, sinh tố hoa quả. Hạn chế tối đa các chất kích thích như bia, rượu, nước ngọt, đồ uống có gas, đồ uống có cồn.
1.2 Vai trò của omega-3 trong phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ
Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng omega-3 vì đây là loại chất béo không no rất tốt cho sức khỏe. Có tác dụng giúp làm giảm tình trạng viêm não, đồng thời ngăn ngừa sự hình thành các điểm lắng đọng protein trong não (sát thủ gây bệnh alzheimer).
Bổ sung chất dinh dưỡng omega-3 hợp lý sẽ giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh sa sút trí tuệ. Chất dinh dưỡng này có nhiều ở trong các loại cá béo, đặc biệt là cá như: cá thu, cá hồi, dầu gan cá tuyết, cá trích, hàu, cá mòi, cá cơm, trứng cá muối,…
Tìm hiểu thêm: Hiểu về căn bệnh đau đầu mãn tính để phòng ngừa và điều trị hiệu quả
1.3 Bổ sung thực phẩm giàu lectins giúp phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ
Lectins nếu sử dụng với liều lượng phù hợp có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Nhưng nếu sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tiếp nhận dinh dưỡng.
Các loại thực phẩm giàu lectins được các chuyên gia khuyên nên bổ sung vào thực đơn để hỗ trợ ngăn ngừa sa sút trí tuệ, bạn nên sử dụng với liều lượng phù hợp như:
Đậu đỏ
Đậu nành
Lúa mì
Đậu phộng
Cà chua
Khoai tây
Ngoài chế độ ăn uống đúng thực phẩm và đúng cách ra, chúng ta nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn, tham gia vừa phải vào các hoạt động xã hội và sử dụng trí não hợp lý cũng là những việc rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe hàng ngày, đặc biệt là giúp phòng tránh hiệu quả chứng sa sút trí tuệ.
2. Dấu hiệu sa sút trí tuệ
Bệnh Alzheimer chiếm tới 70% các trường hợp sa sút trí tuệ.
Một số dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer cần được thăm khám sớm như:
– Suy giảm trí nhớ và khả năng nhận thức
– Khó khăn khi diễn đạt bằng ngôn ngữ
– Suy giảm khả năng phán đoán, giải quyết vấn đề
– Mất định hướng không gian và thời gian
– Hành vi, tâm trạng, tính cách thay đổi
Sa sút trí tuệ không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi (trên 65 tuổi), mà còn gặp ở giới trẻ. Nếu không phát hiện sớm và có biện pháp cải thiện thì tình trạng suy giảm trí nhớ ngày càng tiến triển, người mắc bệnh Alzheimer sẽ dễ đối diện với nhiều vấn đề:
Mất trí nhớ cả ngắn hạn và dài hạn
Rối loạn ngôn ngữ, nhận thức, hành vi
Rối loạn chức năng nuốt,
Liệt và phải phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác
Một số bệnh lý có thể đi kèm như: viêm phổi, nhiễm trùng, chấn thương,…
>>>>>Xem thêm: Thiếu máu não dấu hiệu nhận biết không thể bỏ qua
3. Ý nghĩa của việc phát hiện và điều trị sớm chứng sa sút trí tuệ
Bệnh Alzheimer có thể biến một người từ minh mẫn đến không nhớ nổi người thân ruột thịt của mình là ai, mất định hướng về không gian, thời gian “đi chơi không biết đường về”.
Theo thống kê năm 2015 của Tổ chức Y tế thế giới, cứ 3 giây trên thế giới lại có 1 người bị sa sút trí tuệ (Alzheimer). Nhiều người nhầm lẫn sa sút trí tuệ (Alzheimer) và chứng suy giảm trí nhớ ở người già là một. Tuy nhiên, sa sút trí tuệ không phải là hiện tượng lão hóa tự nhiên, các biểu hiện của hội chứng này đều mang tính chất bệnh lý.
Khi bệnh Alzheimer tiến triển, người bệnh không thể tự chăm sóc bản thân, không thể sinh hoạt bình thường, không nhớ gì cả người thân ruột thịt của mình, có các triệu chứng rối loạn hành vi tâm thần: cáu gắt, nghi ngờ, kích động dẫn đến không hợp tác trong quá trình điều trị.
Việc phát hiện và điều trị sớm sa sút trí tuệ mang ý nghĩa rất quan trọng:
– Xây dựng phác đồ điều trị và chăm sóc phù hợp, giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và hạn chế các biến chứng.
– Kéo dài tuổi thọ, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
– Người thân, người chăm sóc có thời gian thích nghi dần với những thay đổi của người bệnh về nhận thức và hành vi.
4. Tuổi thọ của người bệnh Alzheimer
Đây là một bệnh thoái hóa thần kinh, thường khởi phát từ từ và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Mức độ phát triển của bệnh là khác nhau, tùy thuộc vào sức khỏe của mỗi người. Thường người bệnh sẽ sống thêm được từ 3 đến 10 năm sau khi được chẩn đoán mắc bệnh, nhưng vẫn có một số người có thể sống lâu hơn mức thời gian này.
Mặc dù không có thuốc đặc trị cũng không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nếu được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị hiệu quả có thể giúp người bệnh cải thiện triệu chứng, hỗ trợ làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.