Tai biến mạch máu não hay đột quỵ là tình trạng lưu lượng máu đến não giảm đi dẫn đến việc chết các tế bào. Trung bình cứ 3 phút trên thế giới lại có 1 người bị tai biến mạch máu não (đột quỵ). Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Hậu quả của tai biến mạch máu não rất nặng nề, đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai và là nguyên nhân gây tàn phế đứng hàng thứ ba trên thế giới.
Bạn đang đọc: Hậu quả của tai biến mạch máu não rất nặng nề
1. Các hậu quả do tai biến mạch máu não gây ra
1.1 Liệt vận động: di chứng thường gặp do hậu quả của tai biến mạch máu não
Đây là di chứng thường gặp nhất của người bệnh sau khi trải qua cơn tai biến mạch máu não. Người bệnh có thể bị liệt một hoặc một số bộ phận trên cơ thể như: tay hoặc chân hoặc liệt nửa người. Sau đó là teo cơ, cứng khớp, loãng xương,…
Di chứng liệt vận động sau đột quỵ cần được quan tâm để tập phục hồi chức năng vận động càng sớm càng tốt. Bởi khi bị liệt, ngoài việc hạn chế khả năng vận động và ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc thì khi nằm nhiều người bệnh sẽ dễ gặp phải các vấn đề bệnh lý đi kèm như lở loét do nằm tì đè lâu ngày, nhiễm trùng, viêm phổi, hình thành các cục máu đông và xơ vữa động mạch,… tạo gánh nặng cho bản thân người bệnh, cho gia đình và xã hội.
Theo thống kê, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, trong đó khoảng 50% là tử vong, số còn lại có đến 90% gặp phải di chứng liệt vận động (thường gặp nhất là liệt tay, liệt chân hoặc liệt nửa người). Thời gian phục hồi sau tai biến của mỗi bệnh nhân là khác nhau vì điều này còn phụ thuộc vào mức độ tai biến, cơ thể và ý chí quyết tâm của người bệnh, sự chăm sóc của người nhà bệnh nhân,… Có những người mất khoảng 6 tháng sau cơn tai biến để phục hồi chức năng đi lại và cử động, có những người phải cần đến 18 tháng, có những người tàn phế vĩnh viễn, thậm chí mất khả năng lao động sau khi trải qua cơn tai biến mạch máu não (đột quỵ).
1.2 Rối loạn chức năng nói hoặc nuốt
Tai biến mạch máu não ảnh hưởng đến việc kiểm soát các cơ miệng, khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc ăn, uống, diễn đạt suy nghĩ của qua lời nói.
Biểu hiện là người bệnh thường nói ngọng, nói lắp, thậm chí có những trường hợp không thể nói được.
1.3 Rối loạn nhận thức do hậu quả của tai biến mạch máu não gây ra rất nặng nề
Sau khi trải qua cơn tai biến, nhiều người gặp khó khăn trong việc suy nghĩ, lý luận, phán đoán chậm chạp, hay quên, suy giảm trí nhớ hoặc thậm chí mất trí nhớ.
Đây là một trong những biến chứng nặng nề nhất, thường gặp phải.
Tìm hiểu thêm: Trị mất ngủ kinh niên hiệu quả cần tìm đúng nguyên nhân
1.4 Rối loạn cảm xúc
Nhiều người gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, dẫn đến trầm cảm sau khi trải qua cơn tai biến mạch máu não. Hoặc dễ lo âu, cáu kỉnh, tủi thân, thiếu kiểm soát được cảm xúc. Điều này xảy ra do vùng não tại trán hoặc vùng thân não bị tổn thương.
1.5 Ảnh hưởng tới các chức năng khác trên cơ thể
Trải qua cơn tai biến mạch máu não, cơ thể sẽ yếu đi cụ thể như khả năng giữ thăng bằng giảm, người bệnh dễ mệt mỏi, khó khăn trong việc nhai nuốt, cơ bàng quang và ruột kém hơn, rối loạn quá trình tiểu tiện và đại tiểu tiện, khả năng miễn dịch suy giảm, xuất hiện cơn đau sau này ở vùng bị tai biến,…
1.6 Giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc
Nhiều bệnh nhân bị tai biến mạch máu não không thể tự chăm sóc bản thân, mà cần sự giúp đỡ từ người thân trong gia đình hoặc người chăm sóc riêng biệt. Tai biến nặng có thể nằm liệt một chỗ, nhờ toàn bộ vào sự chăm sóc của người khác; nếu nhẹ có thể tự vệ sinh cá nhân hoặc làm một số công việc đơn giản.
Điều đáng nói là tai biến mạch máu não có thể đến đột ngột (cơn đột quỵ cấp) hoặc dấu hiệu cảnh báo trước như cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA).
Theo các chuyên gia, đột quỵ thường đến đột ngột nhưng đa số là “âm thầm” diễn ra cả một quá trình trước đó, điển hình nhất là sự xơ vữa động mạch, thiếu máu nhẹ thoáng qua (TIA), phình động mạch máu não,… Gần 80% cơn đột quỵ não xảy ra là do thiếu máu não (20% còn lại là do xuất huyết não) có thể đề phòng được, bằng cách thăm khám sớm để có biện pháp xử trí kịp thời, kết hợp với chế độ ăn, uống, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý. Với trường hợp dị dạng mạch máu não, cần thăm khám sớm để có biện pháp theo dõi thường xuyên hoặc can thiệp ngay khi cần thiết, ngăn ngừa túi phình mạch máu vỡ ra gây nguy hiểm.
2. Nhiều người trẻ phải gánh chịu hậu quả do tai biến mạch máu não
Theo thống kê tại Hội đột quỵ thế giới 2022, mỗi năm trên thế giới có khoảng 12,2 triệu ca đột quỵ, trong số đó có hơn 16% ca đột quỵ xảy ra ở người trẻ, có độ tuổi từ 15-49 tuổi. Mỗi năm có tới 6,5 triệu ca tử vong do tai biến mạch máu não, trong đó hơn 6% là người còn trẻ.
Đây là con số báo động cho thấy tỷ lệ người trẻ tuổi ở Việt Nam bị đột quỵ (tai biến mạch máu não) tăng, vì nhóm người trẻ tuổi này là lực lượng lao động chính của mỗi gia đình và xã hội nếu họ bị tai biến mạch máu não sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy về sau.
>>>>>Xem thêm: Điều trị đột quỵ nhồi máu não bằng thuốc
3. Lời khuyên từ các chuyên gia
Đột quỵ hiện nay đang là vấn đề “nóng” của thế giới và Việt Nam không là ngoại lệ với xu hướng bệnh nhân đột quỵ ngày càng trẻ. Để đảm bảo người bệnh đột quỵ được cấp cứu và điều trị tốt, họ cần được chăm sóc và điều trị chuyên sâu để phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời, điều trị phòng ngừa biến chứng, phòng ngừa nguy cơ tái phát và phục hồi chức năng.
Bên cạnh đó, người trẻ cần tuân thủ những điều sau:
Trước tiên, nếu gia đình có người thân từng đột quỵ, thân nhân cần phải khám sức khỏe định kỳ, tầm soát các yếu tố nguy cơ của đột quỵ đã kể trên để có thể điều trị kịp thời.
Kiểm soát tốt các bệnh lý cấp tính và bệnh mạn tính, thay đổi lối sống theo hướng tăng cường vận động, sống lành mạnh, ăn uống hợp lý. Kết hợp với dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa qua thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.