Đột quỵ tắm đêm: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Thực tế đã có nhiều trường hợp đột quỵ tắm đêm và tử vong vì không thể cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều người thờ ơ với tình trạng nguy hiểm này. Vậy vì sao tắm đêm lại đột quỵ? Làm thế nào để phòng ngừa biến cố này. Đọc bài viết này để có câu trả lời nhé.

Bạn đang đọc: Đột quỵ tắm đêm: Nguyên nhân và cách phòng tránh

1. Vì sao tắm đêm lại gây đột quỵ?

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi nguồn máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc tắc nghẽn. Khi đó, não sẽ bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng khiến các tế bào não chết trong vài phút. Bệnh nhân đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Người bị đột quỵ có hai dạng là vỡ mạch máu não và nhồi máu não. Tắm khuya hoặc tắm nước lạnh không thể trực tiếp dẫn đến nhồi máu não hoặc xuất huyết não. Tuy nhiên, việc thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột và một vài nguyên nhân khác có thể dẫn đến đột quỵ khi tắm muộn.

Đột quỵ tắm đêm: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Tắm đêm hoặc tắm nước lạnh khiến nhiệt độ cơ thể thay đổi ngột, rất dễ dẫn đến đột quỵ

Có nhiều nguyên nhân có thể gây đột quỵ khi tắm đêm, bao gồm:

1.1 Đột quỵ tắm đêm do nhiệt độ

Vào ban đêm nhiệt độ xuống thấp, việc tắm nước lạnh sẽ ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. Nhiệt độ nước thấp khiến các mạch máu co lại, gây tắc nghẽn mạch máu. Khi đó, não bộ và tim không được cung cấp đủ lượng máu dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não. Đây là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Giống như tắm nước lạnh, thói quen tắm nước quá nóng cũng là nguyên nhân khiến cơ thể dễ bị đột quỵ. Khi nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ môi trường chênh lệch nhau trên 5 độ C sẽ dẫn đến tình trạng sốc nhiệt. Khi đó, các mạch máu giãn nở to ra khiến cho tim và não bộ bị thiếu oxy. Theo các chuyên gia, nhiệt độ nước phù hợp nhất để tắm là khoảng 24 đến 29 độ C.

1.2 Đột quỵ tắm đêm do thời gian

Một số người, đặc biệt là các bạn nữ thường có thói quen ngâm bồn khi tắm. Thời gian tắm hoặc ngâm nước quá lâu (trên 20 phút) sẽ rất nguy hiểm. Khi đó, da bị mất nước, cơ thể mệt mỏi, tim bị thiếu máu và dưỡng khí khiến các mạch máu bị co lại, nhịp tim không ổn định. Cho nên, khi tắm muộn bạn nên hạn chế tắm lâu hoặc ngâm bồn tắm. Thời gian tắm càng lâu, nguy cơ đột quỵ càng cao.

Đột quỵ tắm đêm: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Tắm sau khi uống rượu, bia khiến các mạch máu rất dễ bị vỡ gây ra tai biến mạch máu não

1.3 Tắm khi trong người có cồn

Sau khi uống đồ có cồn, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên khiến các hệ thống mạch máu nở ra. Nếu bạn tắm ngay sau đó, các mạch máu rất dễ bị vỡ gây ra tai biến mạch máu não. Đây là một trong những nguyên nhân nguy hiểm và thường gặp trong những ca đột quỵ.

1.4 Do các bệnh lý

Những người có tiền sử bệnh về huyết áp hoặc tim mạch thì nên hạn chế tắm đêm. Thời điểm này rất nguy hiểm vì đây là lúc nhiệt độ xuống thấp và huyết áp tăng cao. Sự thay đổi huyết áp đột ngột khi tắm sẽ dẫn đến thiếu máu não, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Trường hợp này có thể xảy ra cả khi đang tắm và sau khi tắm. Ngoài ra, những người có vấn đề như mỡ máu, thiếu máu, tiểu đường, xơ vữa mạch máu,…cũng rất dễ bị đột quỵ nếu tắm đêm. 

Tìm hiểu thêm: Cẩn thận với “sự tấn công” của rối loạn tiền đình

Đột quỵ tắm đêm: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Dội nước từ đỉnh đầu xuống khiến nhiệt độ thay đột ngột rất dễ dẫn đến vỡ động mạch

1.5 Do thói quen xấu khi tắm

Tiểu tiện hoặc đại tiện trước khi đi tắm là thói quen của rất nhiều người. Tuy nhiên, việc này có thể làm tăng áp lực ở ổ bụng, kích thích dây thần kinh và làm tăng áp lực lên động mạch. Lúc này, hệ tuần hoàn máu trở nên căng thẳng.

Ngoài ra, dội nước từ đỉnh đầu xuống cũng sẽ khiến nhiệt độ ở phần đầu bị thay đổi đột ngột có thể dẫn đến vỡ động mạch hoặc mao mạch. Vì vậy, khi tắm bạn nên làm ướt từ chân đến đầu để cơ thể quen dần với nhiệt độ.

2. Xử lý khi đột quỵ vì tắm đêm

Đối với trường hợp nhẹ, người bệnh có thể cảm thấy dấu hiệu và nhờ sự giúp đỡ của người xung quanh. Triệu chứng ban đầu bị đột quỵ là chóng mặt, buồn nôn, tê buốt đầu, tê mặt, bị mất sức,… Khi đó, bạn cần thông báo ngay cho người nhà để có thể ổn định huyết áp, giữ ấm cho cơ thể và cấp cứu kịp thời.

Khi nghi ngờ người xung quanh bị đột quỵ vì tắm khuya, bạn không nên tự sơ cứu bằng các biện pháp như bấm huyệt, cạo gió, cho người bệnh uống thuốc,… Thay vào đó hãy để người bệnh ở nơi thông thoáng và đưa đến bệnh viện cấp cứu càng sớm càng tốt.

Đột quỵ tắm đêm: Nguyên nhân và cách phòng tránh

>>>>>Xem thêm: Rối loạn tiền đình đi khám ở đâu? Khám khoa nào?

Đột quỵ tắm đêm rất nguy hiểm, tốt nhất bạn nên tắm trước 22h

3. Lời khuyên của chuyên gia

Để đảm bảo sức khỏe cũng như phòng tránh đột quỵ tắm đêm, bạn cần lưu ý một số điều sau:

– Tạo thói quen tắm sớm, đặc biệt không nên tắm sau 22h. Sấy khô tóc và lau khô người trước khi đi ngủ để cơ thể không bị nhiễm lạnh.

– Không tắm ngay sau khi ăn, khi quá đói hoặc khi quá no.

– Không dội nước lên người đột ngột, nhất là khi tắm nước lạnh. Hãy dội nước nhẹ nhàng từ hai chân, tay rồi mới đến người và đầu. Như vậy cơ thể có thể thích ứng với nhiệt độ, tránh bị sốc nhiệt.

– Không tắm ngay sau khi tập thể dục hoặc khi người có mồ hôi.

– Phòng tắm phải kín đáo, tránh có gió lùa.

– Tắm xong để người khô ráo mới bật điều hòa

Ngoài ra, bạn cần chú ý không nên để nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột như trời nóng tắm nước quá lạnh, vừa vận động xong đã tắm nước lạnh, mùa đông tắm nước quá nóng,… Nhiệt độ cơ thể bị thay đổi đột ngột rất dễ dẫn đến đột quỵ.

Tóm lại, đột quỵ tắm đêm rất nguy hiểm và khó phát hiện để cấp cứu kịp thời. Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, bạn nên hạn chế tắm đêm. Đồng thời xây dựng lối sống lành mạnh khoa học để tăng cường sức khỏe và tuổi thọ.

Đối với người có nguy cơ đột quỵ cao thì nên tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ để kiểm soát các bệnh nền và phòng ngừa sớm đột quỵ xảy ra. Từ thăm khám chuyên sâu, xét nghiệm và chụp chiếu liên quan; bác sĩ có thể đánh giá khả năng đột quỵ và xây dựng hướng xử lý sớm nếu tỷ lệ đột quỵ có thể xuất hiện với bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *