“Vén màn” nguyên nhân gây mất ngủ ban đêm, cách điều trị

Mất ngủ ban đêm là tình trạng không còn xa lạ với nhiều người. Cảm giác khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thức dậy nhiều lần trong đêm và không thể ngủ lại, thức dậy sớm,… khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi vào ban ngày, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân gây mất ngủ và cách điều trị là rất quan trọng để cải thiện và khắc phục tình trạng này. 

Bạn đang đọc: “Vén màn” nguyên nhân gây mất ngủ ban đêm, cách điều trị

1. Các nguyên nhân gây mất ngủ ban đêm

1.1 Tuổi tác

Mất ngủ về đêm thường xảy ra ở đối tượng người cao tuổi, từ 60 tuổi trở lên. Khi tuổi tác càng tăng cao, khả năng tiết ra hormone tăng trưởng bị hạn chế. Từ đó khiến cho giấc ngủ của người già bị ảnh hưởng xấu đi, gây mất ngủ kéo dài. Sự tăng lên của tuổi tác cũng tỉ lệ thuận với sự lão hóa của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ thần kinh và não bộ. Khi đó, khả năng sản xuất hormone melatonin bị ảnh hưởng, khiến chu kỳ giấc ngủ về đêm gặp rối loạn.

“Vén màn” nguyên nhân gây mất ngủ ban đêm, cách điều trị

Tuổi cao có thể là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ vào buổi đêm.

1.2 Mất ngủ ban đêm do áp lực, căng thẳng kéo dài

Áp lực học tập, công việc, gia đình, xã hội cũng là “thủ phạm” khiến nhiều người rơi vào tình trạng mất ngủ về đêm. Bởi khi căng thẳng kéo dài, não bộ phải hoạt động liên tục, điều này khiến hệ thần kinh trung ương luôn cảm thấy hưng phấn, khiến người bệnh cảm thấy khó khăn khi đi vào giấc ngủ. 

Bên cạnh đó, trạng thái stress quá mức có thể làm cho hệ thần kinh phóng thích ra các nội tiết tố như cortisol, adrenalin,… Tình trạng này xảy ra với cường độ cao và kéo dài sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái rối loạn giấc ngủ. 

1.3 Thay đổi nội tiết tố

Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc đang mang thai, sau sinh là những người dễ bị mất ngủ. Nguyên nhân là do nội tiết tố ở nữ giới trong giai đoạn này thay đổi bất thường, nồng độ hormone bị suy giảm đáng kể. Một số nghiên cứu cho thấy, tình trạng rối loạn nội tiết tố có thể gây ra rất nhiều các ảnh hưởng về sức khỏe như đau khớp, bốc hỏa, căng thẳng, lo âu,…Đây cũng là nguyên nhân khiến cho phụ nữ dễ bị mất ngủ trong giai đoạn tiền mãn kinh. 

1.4 Thói quen xấu trước khi ngủ

– Dùng chất kích thích quá nhiều trong ngày hoặc trước giờ ngủ

– Ăn quá no trước giờ ngủ hoặc quá sát giờ đi ngủ khiến thức ăn không được tiêu hóa hết

– Vận động nhiều hoặc mạnh trước khi đi ngủ

– Xem phim kinh dị, hành động hoặc sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, máy tính bảng, làm giảm khả năng thư giãn 

– Để cảm xúc căng thẳng, mệt mỏi, stress trong ngày đi theo vào giấc ngủ

– Ngủ trưa quá nhiều gây ảnh hưởng tới giấc ngủ buổi tối

1.5 Thay đổi nhịp thức – ngủ gây mất ngủ ban đêm

Thay đổi múi giờ đột ngột do đi du lịch, công tác ở nước ngoài, không quen với không gian ngủ mới do thay đổi chỗ ngủ, thức quá khuya để làm việc có thể làm ảnh hưởng đến chu kỳ thức – ngủ, khiến bạn dễ bị mất ngủ vào ban đêm.

1.6 Các bệnh lý

Các bệnh lý mạn tính như viêm khớp, tiểu đường, tim mạch, huyết áp, một số rối loạn giấc ngủ khác (như ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên…) có thể là nguyên nhân gây đau đớn, khó chịu, khiến người bệnh tỉnh giấc nhiều lần, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. 

Tìm hiểu thêm: Trí nhớ suy giảm: Những nguyên nhân thường gặp

“Vén màn” nguyên nhân gây mất ngủ ban đêm, cách điều trị

Sử dụng các thiết bị điện tử thường xuyên hoặc sát giờ ngủ có thể khiến não bộ trở nên căng thẳng, dẫn đến khó đi vào giấc ngủ.

2. Điều trị mất ngủ vào ban đêm như thế nào?

2.1 Đối với các trường hợp mất ngủ nhẹ

Việc đầu tiên để cải thiện giấc ngủ là cần xem xét lại chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp. Các biện pháp chủ yếu là:

– Ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng nhưng không nên ăn quá no hay quá muộn để tránh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ

– Tránh sử dụng các chất kích thích quá nhiều trong ngày hay sát giờ đi ngủ, thay vào đó nên dùng các loại trà tốt cho giấc ngủ như trà tâm sen, trà lạc tiên,…

– Tránh làm việc quá khuya

– Thư giãn trước khi ngủ bằng cách nghe nhạc, đọc sách, tắm nước ấm…

– Tránh sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất 1 tiếng trước khi ngủ

2.2 Điều trị các trường hợp mất ngủ nặng

Các phương pháp trên thường sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân mất ngủ trong thời gian ngắn, mức độ nhẹ. Nếu bị mất ngủ kéo dài hoặc dùng các biện pháp mà không thấy cải thiện, người bệnh có thể được bác sĩ kê cho một số loại thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm 3 vòng,… để giúp bình ổn tâm trí, thư giãn tinh thần, giúp dễ đi vào giấc ngủ.

Đối với những người bệnh có sẵn bệnh lý, việc tuân thủ dùng thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ là vô cùng cần thiết vì việc điều trị hiệu quả các căn bệnh này có ý nghĩa tích cực, giúp hạn chế đau đớn, khó chịu, giúp người bệnh có giấc ngủ sâu và ngon hơn. 

Ngoài ra, các phương pháp vật lý trị liệu, tâm lý cũng có thể được áp dụng tùy từng trường hợp để cải thiện giấc ngủ cho bệnh nhân.  

“Vén màn” nguyên nhân gây mất ngủ ban đêm, cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về thuốc trị đau thần kinh Hornol

Đối với các trường hợp mất ngủ nặng, cần thăm khám bác sĩ Nội thần kinh để được kê đơn thuốc phù hợp.

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có thêm kiến thức về tình trạng mất ngủ ban đêm cũng như các phương pháp điều trị căn bệnh này. Trước khi tiến hành điều trị theo bất cứ phương pháp nào, bạn nên đi khám chuyên khoa Nội thần kinh để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Bệnh nhân nên tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn điều trị của bác sĩ để đạt được hiệu quả mong muốn, tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *