Tai biến mạch máu não được biến đến là căn bệnh nguy hiểm và để lại nhiều di chứng tổn hại đến sức khỏe. Trong đó, tai biến mạch máu não ở mức độ nặng có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Vậy có những nguyên nhân nào gây ra tai biến mạch máu não nặng. Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Tai biến mạch máu não nặng và những nguyên nhân tiềm ẩn
1. Tình trạng tai biến mạch máu não nặng là gì?
Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ, là tình trạng não bộ bị tổn thương đột ngột do không được cung cấp máu kịp thời. Hiện tượng này xảy ra khi mạch máu não bị tắc hoặc vỡ, khiến một vùng não thiếu oxy và không thể kiểm soát các chức năng cơ thể như bình thường. Có hai dạng tai biến mạch máu não gồm xuất huyết não và nhồi máu não.
Tùy theo mức độ nghiêm trọng mà cơn tai biến có thể xảy ra nặng hoặc nhẹ. Tai biến nhẹ hay thiếu máu não thoáng qua là dạng tai biến mạch máu não hồi phục nhanh trong khoảng vài phút đến vài giờ, không để lại di chứng yếu liệt. Còn tai biến nặng sẽ gây tổn thương não và để lại những hậu quả nặng nề như: méo miệng, liệt nửa người, mất trí nhớ, hôn mê… Thậm chí, tai biến nặng gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời, hiệu quả.
2. Tìm hiểu nguyên nhân gây tai biến nặng
Tai biến mạch máu não nói chung và tai biến nặng nói riêng thường xảy ra do sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tai biến nặng phải kể đến đó là:
2.1 Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là tình trạng thành mạch xơ cứng và lòng động mạch bị thu hẹp do các mảng bám tích tụ. Khi các mảng bám này vỡ ra, chúng có thể kết hợp với các tế bào hồng cầu tạo thành cục máu đông. Từ đó gây tắc mạch máu, dẫn đến tai biến mạch máu não.
2.2 Huyết áp cao
Huyết áp cao có thể làm giãn thành mạch và khiến mạch máu bị suy yếu. Khi lượng máu tăng lên một cách đột ngột sẽ có khả năng cao gây vỡ động mạch. Hậu quả sau cùng là tai biến mạch máu não.
2.3 Bệnh về tim là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não nặng
Các căn bệnh về tim mạch như hẹp van tim hay rung nhĩ… đều có thể cản trở quá trình bơm máu. Từ đó khiến máu tích tụ tạo thành những cục máu đông – tác nhân gây tai biến mạch máu não.
2.4 Bệnh tiểu đường
Tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa protein, cacbonhydrat và mỡ với biểu hiện chỉ số đường huyết luôn ở mức cao. Nếu không được điều trị kịp thời, lượng đường trong máu sẽ tăng cao và làm tổn thương mạch máu. gây gia tăng nguy cơ đột quỵ.
2.5 Bệnh thừa cân, béo phì
Thừa cân, béo phì cùng lối sống ít vận động cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ tai biến mạch máu não ở thể nặng. Bởi khi đó, hệ tuần hoàn quá tải, lượng mỡ máu tích tụ sẽ tạo cơ hội cho bệnh huyết áp cao hay xơ vữa động mạch phát triển. Trong khi đây đều là những nguyên nhân hàng đầu gây tai biến ở người bệnh.
2.6 Hút thuốc lá
Hút thuốc là được xem là thủ phạm gây tai biến mạch máu não ở thể nặng. Không chỉ vậy, hút thuốc là còn là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về dạ dày và phổi.
2.7 Uống quá nhiều rượu
Thói quen uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp, xơ cứng động mạch và gây ra tình trạng đột quỵ bất cứ lúc nào.
2.8 Tai biến mạch máu não nặng do chế độ ăn uống không lành mạnh
Thực đơn ăn uống hàng ngày chứa nhiều đường, muối có thể gây tăng huyết áp. Bên cạnh đó, thức ăn chứa nhiều chất béo có hại cũng làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Đây là một nguyên nhân chính dẫn đến tai biến.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về căn bệnh thiếu máu não ở trẻ em
3. Dấu hiệu nhận biết cơn tai biến nặng
Nhận biết và phát hiện kịp thời các triệu chứng của cơn tai biến nặng có thể giúp tăng tỷ lệ sống sót. Đồng thời rút ngắn thời gian hồi phục của người bệnh. Đặc biệt, điều này còn giúp người bệnh hạn chế tối đa các di chứng sau đột quỵ có thể gặp phải. Các dấu hiệu thường thấy ở người mắc tai biến mạch máu não thể nặng đó là:
– Khuôn mặt: Nửa bên mặt bị xệ xuống, nụ cười méo lệch, mất cân đối.
– Cánh tay: Một bên cánh tay gần như không có sức, buông thõng và hoàn toàn không thể vận động bình thường hay giơ tay lên cao.
– Giọng nói: Những trường hợp tai biến mạch máu não trở nặng thường bị nói ngọng, nói lắp. Nói không rõ lời và gặp khó khăn trong giao tiếp.
Bên cạnh những biểu hiện phổ biến và rõ nét trên thì các trường hợp mắc tai biến nặng còn có thể bắt gặp các tình trạng khác. Đó là các biểu hiện: đau đầu dữ dội, hoa mắt, chóng mặt đột ngột không rõ nguyên nhân, co giật, hôn mê…
Những trường hợp bị tai biến nặng nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời sẽ gây liệt, suy giảm nhận thức, nghiêm trọng nhất là tử vong. Do đó, khi thấy người thân có những triệu chứng này cần đưa tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
>>>>>Xem thêm: Mất ngủ kinh niên là gì? Đây có phải là bệnh lý nguy hiểm?
4. Di chứng để lại do tai biến nặng
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn tai biến mà di chứng của mỗi người sẽ khác nhau. Những di chứng gặp hầu hết ở các bệnh nhân tai biến nặng đó là:
– Liệt hoặc mất khả năng vận động: Người bệnh có thể bị liệt nửa người cùng các chi như chân, tay. Từ đó khả năng vận động của cơ bắp cũng bị suy giảm đáng kể. Thậm chí có người mất hoàn toàn chức năng vận động do run tay chân, yếu cơ…
– Khó nói hoặc nuốt khó: Người bệnh gặp khó khăn khi nuốt thức ăn. Giọng nói bị méo mó, không rõ ràng. Thậm chí bị mất tiếng, không thể nói được.
– Gặp vấn đề về nhận thức: Trí tuệ và trí nhớ của bệnh nhân tai biến nặng bị giảm sút nghiêm trọng. Họ thường suy nghĩ lâu hơn người bình thường. Nặng hơn là mất trí nhớ tạm thời hoặc vĩnh viễn.
– Vấn đề về cảm xúc: Cảm xúc của người mắc tai biến nặng thường không ổn định. Họ khó kiểm soát được cảm xúc, dễ bị tự ti, mặc cảm. Lâu ngày sẽ sinh ra trầm cảm.
– Các biến chứng nguy hiểm khác: Người bị tai biến nặng còn có thể gặp phải tình trạng đau đầu, giảm thị lực. Ngoài ra, người bệnh còn bị mờ mắt, mù lòa, viêm phổi, không làm chủ được tiểu tiện…
Tai biến mạch máu não ở thể nặng là tình trạng có thể xảy ra với nhiều người, ở nhiều lứa tuổi. Vì vậy, mỗi chúng ta đều cần trang bị những kiến thức cần thiết về bệnh. Đồng thời tích cực xây dựng lối sống khoa học, thực hiện thăm khám định kỳ. Đặc biệt, cần khám sớm, điều trị sớm ngay khi có dấu hiệu bất ổn để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.