Khi được bác sĩ chỉ định chụp X quang phổi cho con, mẹ lo lắng liệu chụp X quang phổi cho bé có hại không? Những lo lắng trên của ba mẹ không phải là không có căn cứ bởi tia X sử dụng trong chụp X quang là một dạng bức xạ năng lượng cao. Tuy nhiên xét trên góc độ y học thì việc sử dụng tia X khi chụp X quang cho bé liệu có gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con khiến các bậc phụ huynh phải lo lắng không?
Bạn đang đọc: Chụp X quang phổi cho bé có hại không?
1. Vì sao cần chụp X quang phổi cho bé?
Trẻ ho kéo dài có thể là biểu hiện của bệnh lý viêm phổi cần chụp x quang phổi cho bé để chẩn đoán.
Chụp X quang phổi là phương pháp chẩn đoán nhanh chóng, ít tốn kém, được sử dụng phổ biến trong nhiều trường hợp, đặc biệt là khi nghi ngờ trẻ (người bệnh) gặp các vấn đề bệnh lý về phổi mà bằng mắt thường các bác sĩ không thể nhìn thấy được.
Cụ thể như:
- Khi trẻ có biểu hiện khó thở, đau tức ngực, chấn thương, ho dai dẳng,…
- Chẩn đoán sàng lọc bệnh lý chấn thương ngực, dập phổi, viêm phổi, lao phổi, khối u ở phổi, tràn dịch màng phổi.
- Theo dõi tình hình tiến triển trong điều trị các trường hợp bệnh lý về phổi.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ cho bé.
2. Chụp X quang phổi cho bé có hại không?
Chụp X quang phổi như thế nào?
Chụp X quang phổi là kỹ thuật sử dụng máy chụp X quang có phát một lượng tia phóng xạ X có khả năng đi xuyên qua các mô, tế bào ở lồng ngực cho hình ảnh về cấu trúc phổi và cơ quan trong lồng ngực. Hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh lý ở phổi vì có thể thấy được cấu trúc, hình ảnh và chức năng của phổi hoạt động như thế nào mà bằng mắt thường sẽ không biết được.
Phòng chụp X quang phải được thiết kế riêng biệt, đạt tiêu chuẩn an toàn của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới đề ra, đồng thời các trang thiết bị chụp phải đảm bảo an toàn kỹ thuật, kỹ thuật viên phải có chứng chỉ hành nghề.
Chụp X quang phổi cho bé có hại không?
Tìm hiểu thêm: Cần lưu ý gì khi nhịn ăn để nội soi dạ dày?
Phim chụp X quang phổi thẳng ở trẻ em
Sở dĩ các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của bé khi con được chỉ định chụp X quang, đó là máy sử dụng tia phóng xạ X – một loại tia xạ không tốt cho sức khỏe, nếu bị phơi nhiễm lượng bức xạ từ tia X lớn có khả năng gây ung thư sau này.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ thuộc đơn vị chẩn đoán hình ảnh cho biết: Tia X là loại tia không tốt cho sức khỏe, hàng ngày chúng ta vẫn phải “đối mặt” với nhiều lượng bức xạ không tốt đến từ môi trường sống hàng ngày, cụ thể như ánh sáng mặt trời chẳng hạn. Chụp X quang thì có sử dụng tia X. Tuy nhiên, lượng tia X sử dụng trong chẩn đoán y học được điều chỉnh ở mức độ vừa phải, phù hợp với tình trạng của người bệnh và ít gây hại cho sức khỏe của người bệnh. Ở trẻ em, lượng tia X được điều chỉnh ở mức thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo cho hình ảnh được rõ ràng, giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh.
Nếu số lần chụp X quang quá gần nhau hay trẻ chụp X quang quá nhiều lần so với mức cho phép thì nguy cơ bé bị phơi nhiễm phóng xạ tia X là có thể. Tuy nhiên, thường các bác sĩ đã cân nhắc về liều lượng tia X khi chụp cho trẻ và số lần cần thiết phải chụp X quang cho bé để đảm bảo an toàn cho con. Do đó các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng khi con có chỉ định chụp X quang.
Tuy nhiên, cũng phải tránh trường hợp phụ huynh chưa hiểu rõ về tia X mà lạm dụng chụp X quang nhiều lần cho con vì có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó chụp X quang cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, phụ huynh không tuyệt đối không nên tự yêu cầu chụp x quang cho bé.
3. Quy trình chụp X quang phổi cho trẻ
>>>>>Xem thêm: Chụp X quang ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Hình ảnh quá trình chụp x quang ở trẻ em
Trẻ em sẽ được đưa vào phòng chụp X quang nếu có chỉ định chụp X quang từ bác sĩ khám ban đầu cho con.
Bé sẽ được thay áo chụp X quang, cần đảm bảo bỏ hết các vật dụng trang sức bằng kim loại trên người của bé để kết quả chụp được rõ ràng và chính xác.
Các bác sĩ sẽ điều chỉnh máy chụp ở tư thế (thẳng, nghiêng) phù hợp, điều chỉnh lượng tia X phù hợp với thể trạng và đảm bảo an toàn cho con.
Sau đó các bác sĩ hướng dẫn bé giữ nguyên tư thế và bắt đầu thực hiện chụp. Chụp X quang phổi thường có 2 tư thế là chụp phổi thẳng và chụp nghiêng:
- Chụp phổi thẳng: tư thế đứng theo chiều sau trước
- Chụp nghiêng: xác định tổn thương có dạng khổ mà chụp thẳng không thể xác định được. Khi bác sĩ nghi ngờ người bệnh bị tổn thương bên nào thì sẽ chụp hình bên đó.
Quá trình chụp chỉ diễn ra tầm 3 phút, rất nhanh chóng, ngay sau đó trẻ có thể thực hiện các hoạt động thăm khám khác hoặc quay trở về phòng khám ban đầu, kết quả sẽ được chuyển tới phòng khám ban đầu cho con để bác sĩ đọc kết quả.
4. Những điều mà chụp X quang không làm được?
Trong một số trường hợp chụp X quang không cung cấp đầy đủ thông tin hay hình ảnh cho thấy vẫn còn nghi ngờ, các bác sĩ có thể chỉ định thêm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác nhằm phục vụ cho việc chẩn đoán kết quả được chính xác nhất như: chụp cắt lớp vi tính MSCT, chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm, nội soi phế quản.
Cụ thể, chụp X quang có thể không cho kết quả đánh giá chính xác được trong một số trường hợp sau:
- Các tổn thương nhỏ hoặc ở giai đoạn sớm trên hai lá phổi
- Tổn thương ở phổi có thể bị che lấp bởi bóng tim, xương sườn,…
- Những tổn thương ở vị trí khó quan sát như hai đỉnh phổi
- Không thấy được những đặc tính bên trong của tổn thương.
Đối với những trường hợp này, người bệnh nên theo chỉ định của bác sĩ thực hiện thêm một số kỹ thuật chẩn đoán khác để cho kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
Bạn nên lựa chọn những địa chỉ thăm khám uy tín, có kinh nghiệm lâu năm trong chẩn đoán hình ảnh, hệ thống trang thiết bị máy móc, đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên nhiều năm kinh nghiệm, sẽ giúp bạn có những kết luận chính xác nhất và có hướng điều trị tốt nhất. Đơn vị Chấn đoán hình ảnh của Hệ thống Y tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ đáng tin cậy được nhiều bệnh nhân và gia đình người bệnh tin tưởng và lựa chọn hiện nay.