Khi cần kiểm tra và đánh giá các tổn thương ở vùng phổi một cách chính xác thì chụp CT phổi là 1 trong những lựa chọn . Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại và đem lại hiệu quả cao. Để tìm hiểu cụ thể về phương pháp này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Chụp CT phổi là gì: Tổng hợp tất cả những điều bạn cần biết
1. Chụp CT phổi là gì?
Chụp CT phổi, hay còn được biết đến với tên gọi khác là chụp cắt lớp vi tính phổi, là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng sử dụng các tia bức xạ như tia X để chiếu lên phổi, từ đó chụp lại những hình ảnh 2D hoặc 3D có độ phân giải cao nhằm phát hiện những bất thường và đánh giá chi tiết tổn thương trong phổi.
Chụp cắt lớp phổi còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện ra khối u và điều trị ung thư phổi, đây là điều mà các phương pháp khác khó có thể làm được.
Chụp cắt lớp phổi giúp phát hiện khối u và hỗ trợ quá trình điều trị ung thư phổi
2. Chỉ định và chống chỉ định chụp CT phổi
2.1. Các trường hợp chỉ định chụp CT phổi
Chụp cắt lớp phổi thường được bác sĩ chỉ định với các đối tượng dưới đây:
– Người trong gia đình có tiền sử bệnh ung thư phổi.
– Người thường xuyên phải làm việc và tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, chứa các hóa chất độc hại hay nhiễm phóng xạ.
– Người nằm trong độ tuổi trung niên (từ 50 tuổi trở lên), đang thường xuyên hút thuốc lá hoặc đã có tiền sử hút thuốc lá trên 10 năm.
– Người bị chấn thương nghiêm trọng ở vùng ngực, nghi ngờ ảnh hưởng hoặc tổn thương đến phổi.
– Người thường xuyên có triệu chứng khó nuốt, khó thở, thậm chí ho ra máu mà không biết rõ nguyên nhân.
– Người mắc phải bệnh viêm phổi kẽ, viêm phế quản nặng hoặc mắc các bệnh lý khác liên quan đến phổi.
2.2. Các trường hợp chống chỉ định chụp CT phổi
Để đảm bảo an toàn, một số đối tượng cần chống chỉ định chụp cắt lớp phổi, bao gồm:
– Phụ nữ mang thai, nghi ngờ mang thai hoặc đang cho con bú: tia X và thuốc cản quang tuy được sử dụng với liều lượng vừa đủ nhưng vẫn có thể gây ra một số tác động xấu đến thai nhi và trẻ nhỏ.
– Người bị suy thận nặng: đây là đối tượng dễ có nguy cơ bị nhiễm độc cản quang nếu thực hiện chụp cắt lớp phổi. Trong trường hợp bắt buộc phải chụp CT, bác sĩ cần phải áp dụng các phương án truyền dịch giải độc cho người bệnh.
– Người có tiền sử mắc các bệnh lý mạn tính, bệnh cường giáp, hen suyễn, tiểu đường, tim mạch: những đối tượng này cũng dễ gặp phải vấn đề về nhiễm độc cản quang và cần có phương pháp thay thế hoặc biện pháp xử lý thích hợp nếu vẫn thực hiện chụp cắt lớp.
– Người bị dị ứng với thuốc cản quang: Bệnh nhân dị ứng với thuốc cản quang thường biển hiện bằng các triệu chứng như nổi mẩn ngứa, nóng rát và cảm thấy khó thở,… Tùy theo từng trường hợp cụ thể và mức độ dị ứng mà bác sĩ sẽ cân nhắc về việc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ.
– Người dễ bị mất nước hoặc bị dị ứng iot: với trường hợp này, người bệnh có thể thực hiện chụp cắt lớp phổi nếu không sử dụng thuốc cản quang. Ngược lại, nếu tiêm thuốc cản quang thì người bệnh có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về phẫu thuật u xơ tử cung
Phụ nữ mang thai là đối tượng tuyệt đối chống chỉ định chụp cắt lớp phổi
3. Quy trình chụp cắt lớp vi tính phổi
3.1. Trước khi chụp cắt lớp
– Trước khi chụp cắt lớp phổi, người bệnh cần thông báo đầy đủ cho bác sĩ về tiền sử bệnh. Đặc biệt nếu bạn thuộc một trong số các đối tượng chống chỉ định thì cần trao đổi với bác sĩ để lựa chọn phương pháp thay thế an toàn hơn.
– Nếu người bệnh đang đeo các loại trang sức, vật dụng bằng kim loại thì phải tháo ra trước khi bắt đầu tiến hành chụp cắt lớp để không ảnh hưởng đến kết quả.
– Người bệnh mặc đồ rộng rãi, thoải mái hoặc thay trang phục mà bệnh viện đã chuẩn bị sẵn
– Với một số trường hợp cần thiết, người bệnh phải tiêm thuốc cản quang trước khi chụp cắt lớp. Khi đó, người bệnh cần nhịn ăn trong 4-6 tiếng trước khi tiêm thuốc cản quang.
3.2. Trong khi chụp cắt lớp
– Người bệnh được chỉ định nằm lên bàn có khả năng di chuyển được và kết nối với máy chụp cắt lớp.
– Khi người bệnh nằm ổn định, bàn sẽ từ từ tiến vào lồng chụp có gắn thiết bị phát ra tia X để chiếu qua phổi và ghi lại những hình ảnh về cấu trúc phổi ở nhiều góc độ khác nhau.
– Người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện một số tư thế nhất định hoặc nín thở theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm xác định chính xác tổn thương vùng phổi.
>>>>>Xem thêm: Chụp cộng hưởng từ não và những điểm cần lưu ý
Kỹ thuật viên hướng dẫn người bệnh nằm lên bàn để chụp cắt lớp phổi
3.3. Sau khi chụp cắt lớp
Quá trình chụp cắt lớp phổi thường kéo dài trong khoảng 30 phút, sau khi chụp xong, người bệnh có thể trở lại sinh hoạt bình thường.
Hình ảnh thu được từ máy chụp cắt lớp sẽ được in ra và trả cho người bệnh, bác sĩ sẽ giải thích chi tiết về ý nghĩa của những hình ảnh này cho người bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
4. Ưu và nhược điểm khi chụp cắt lớp phổi
4.1. Ưu điểm
Chụp cắt lớp phổi là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh với rất nhiều ưu điểm vượt trội:
– Độ chính xác cao
– Cho hình ảnh rõ nét với độ phân giải cực cao
– Tìm ra được những tổn thương có thể bị bỏ sót khi kiểm tra bằng các phương pháp khác
– Đánh giá chi tiết được kích thước và mức độ tổn thương ở phổi
4.2. Nhược điểm
– Chụp cắt lớp vi tính phổi sử dụng các tia bức xạ nên người bệnh có thể có nguy cơ nhiễm xạ. Tuy nhiên liều lượng phóng xạ được tạo ra ở mỗi lần chụp đều nằm trong giới hạn an toàn và không ảnh hưởng đến cơ thể nên người bệnh cũng không cần quá lo lắng.
– Lượng bức xạ có thể tích lũy sau mỗi lần chụp cắt lớp nên người bệnh không nên thực hiện kỹ thuật này quá thường xuyên và liên tục trong một khoảng thời gian ngắn. Tốt nhất là mỗi lần chụp đều phải thông qua chỉ định cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.
– Nếu người bệnh cần dùng thuốc cản quang thì có thể xuất hiện tình trạng dị ứng với thuốc, hầu hết triệu chứng dị ứng sẽ tự biến mất sau vài ngày.
Nói một cách ngắn gọn, chụp CT phổi vẫn được coi là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có độ an toàn cao và mang lại hiệu quả vượt trội trong việc khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến phổi. Khi cần thực hiện chụp cắt lớp vi tính phổi, bạn nên lựa chọn một cơ sở y tế uy tín để đạt được kết quả tối ưu nhất.