“Polyp mũi có nên mổ không” là thắc mắc của nhiều người khi được chẩn đoán có polyp mũi. Vì trong nhiều trường hợp polyp mũi không gây ra bất cứ ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng cũng có khi lại kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm xoang cấp hoặc mạn tính, khó thở tắc nghẽn lúc ngủ, biến đổi cấu trúc của mặt gây song thị (nhìn đôi) hoặc 2 mắt xa nhau bất thường.
Bạn đang đọc: Polyp mũi có nên mổ không? ảnh hưởng gì nghiêm trọng
Phẫu thuật là lựa chọn điều trị khi polyp lớn, gây khó thở giảm hoặc mất khứu giác, ù tai…
Trả lời cho câu hỏi “polyp mũi có nên mổ không”, theo các bác sĩ điều này còn phụ thuộc kích thước, số lượng của polyp, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, biến chứng do polyp gây ra và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Điều trị polyp mũi có hai phương pháp chính là dùng thuốc và phẫu thuật. Với những trường hợp polyp còn nhỏ, không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng, ít gây biến chứng, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc. Lưu ý trong quá trình điều trị bằng thuốc, cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Phẫu thuật là lựa chọn điều trị khi polyp lớn, gây khó thở giảm hoặc mất khứu giác, ù tai… Bệnh nhân có thể sẽ được phẫu thuật nội soi để cắt bỏ polyp và mổ xoang tạo sự thông thoáng trong mũi xoang và giảm khả năng tái phát polyp.
Tìm hiểu thêm: Tình trạng amidan có hạt màu trắng là bệnh gì, có nguy hiểm không?
>>>>>Xem thêm: Thực hiện chẩn đoán và kỹ thuật lấy dị vật ở mũi
Căn cứ vào mức độ polyp và tình trạng toàn thân của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ tư vấn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Căn cứ vào mức độ polyp và tình trạng toàn thân của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ tư vấn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Nhìn chung mỗi phương pháp điều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Phẫu thuật nội soi cắt bỏ polyp là phương pháp giúp làm giảm thể tích polyp nhanh nhất nhưng có thể tái phát nếu không theo dõi và điều trị bằng thuốc sau khi mổ.
Trong khi đó điều trị bằng thuốc chủ yếu là Corticosteroides: đường toàn toàn thân (uống hoặc tiêm) tuy cho hiệu quả nhanh hơn tại chỗ nhưng có nhiều tác dụng phụ và chống chỉ định nên ít được ưa chuộng hơn corticoids tại chỗ ( thuốc xịt vào hốc mũi). Phương pháp điều trị tại chỗ mặc dù hạn chế được các tác dụng phụ nhưng thời gian điều trị kéo dài và hiệu quả chậm.
Để biết thêm thông tin và được tư vấn thêm, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được giải đáp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.