Bệnh mất ngủ có chữa được không, ứng biến ra sao?

Bệnh mất ngủ hay khó ngủ đang diễn ra ngày càng phổ biến và tác động không nhỏ tới chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của người bị mất ngủ. Nhiều người thắc mắc bệnh mất ngủ có chữa được không, tại sao có nhiều trường hợp càng điều trị lại càng khó ngủ hay thậm chí gây ra mất ngủ mạn tính. Những thông tin này sẽ được giải đáp qua nội dung bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Bệnh mất ngủ có chữa được không, ứng biến ra sao?

1. Bệnh mất ngủ có chữa được không?

Mất ngủ là tình trạng người bệnh thường xuyên rơi vào trạng thái khó ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt mỏi.

Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ, trong đó có thể kể đến như tuổi tác, bệnh lý, tâm lý, thói quen. Tình trạng mất ngủ kéo dài lâu ngày có thể gây suy giảm trí nhớ, các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp và gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Mất ngủ là bệnh có thể chữa khỏi nếu người bệnh được phát hiện và điều trị đúng cách. Nhiều người bệnh thoát khỏi tình trạng mất ngủ hoàn toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt là minh chứng cho điều này. Hiện nay cùng với sự phát triển của y học hiện đại, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh mất ngủ khác nhau. Tùy vào tình trạng và thời gian mất ngủ, người bệnh sẽ được chỉ định áp dụng các biện pháp phù hợp. Nếu càng để lâu càng dễ tiến triển thành mất ngủ mạn tính gây khó khăn cho việc điều trị.

Bệnh mất ngủ có chữa được không, ứng biến ra sao?

Bệnh mất ngủ xảy ra có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, lo lắng, stress

2. Tại sao có nhiều người chữa mất ngủ nhưng không cải thiện?

Muốn chữa bệnh mất ngủ cần tìm đúng nguyên nhân và sử dụng các biện pháp hợp lý. Có nhiều trường hợp mặc dù đã áp dụng rất nhiều phương pháp điều trị nhưng tình trạng bệnh không hề thuyên giảm. Điều này có thể xuất phát do một số nguyên nhân dưới đây.

2.1 Bệnh mất ngủ có chữa được không còn tuỳ thuộc vào việc hiểu rõ về bản chất của các loại thuốc

Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người không cải thiện được tình trạng mất ngủ là do chưa hiểu rõ bản chất của thuốc nên sử dụng chưa đúng. Phần lớn người Việt Nam khi thấy xuất hiện các triệu chứng khó ngủ, ngủ không ngon, không sâu giấc, trằn trọc không ngủ được… thường tự ý mua thuốc điều trị tại nhà và chỉ nhờ dược sĩ tư vấn sử dụng. Những loại thuốc này mặc dù không hoàn toàn bất lợi cho sức khỏe nhưng chỉ nên dùng khi có chỉ định kê đơn của bác sĩ chuyên khoa.

Các loại thuốc này có thể mang lại hiệu quả điều trị tốt và giúp người bệnh ngủ được ngay trong thời gian đầu sử dụng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc sẽ gây ra các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, khó chịu, về sau người bệnh sẽ bị phụ thuộc vào thuốc mới ngủ được. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều người bị rối loạn giấc ngủ, không có được giấc ngủ tự nhiên mà luôn phải mang thuốc theo bên mình.

Không chỉ vậy, thuốc ngủ còn có nguồn gốc hóa học nên có khả năng gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như thiếu tập trung, hay quên, suy nhược tinh thần. Hơn nữa, sử dụng thuốc trị mất ngủ chỉ giải quyết được vấn đề trước mắt, không thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Đây cũng là lý do khiến tình trạng khó ngủ, mất ngủ của nhiều người trở nên nghiêm trọng hơn khi tùy tiện dùng thuốc.

2.2 Bệnh mất ngủ có chữa được không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây mất ngủ

Chữa khỏi bệnh mất ngủ hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Chỉ khi loại bỏ được những nguyên nhân này thì mới có phương pháp điều trị phù hợp. Thế nhưng, có nhiều bệnh nhân không quan tâm đến lý do mất ngủ của mình mà đã vội vàng tìm thuốc điều trị.

Để xác định nguyên nhân gây mất ngủ, người bệnh cần theo dõi các biểu hiện bất thường của cơ thể và xem xét thói quen sinh hoạt hàng ngày của mình. Tình trạng mất ngủ có thể xuất phát ngay từ những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như:

– Ngủ không đúng giờ.

– Chơi game, xem tivi, sử dụng điện thoại, lướt we,… trước khi ngủ

– Vận động mạnh vào buổi tối.

– Sử dụng rượu, bia, thuốc lá…và các chất kích thích khác gây ảnh hưởng tới giấc ngủ.

– Bữa tối ăn quá no.

Trong một vài trường hợp, mất ngủ xuất hiện còn do một số bệnh lý mãn tính của cơ thể gây ra như bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh thận, bệnh xương khớp, hô hấp, bệnh lý dạ dày – đại tràng, bệnh thận,…

Bệnh mất ngủ có chữa được không, ứng biến ra sao?

Lạm dụng đồ điện tử quá nhiều là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng mất ngủ

3. Chữa mất ngủ như thế nào là đúng cách?

Thống kê cho thấy, có tới 33% dân số Việt Nam mắc chứng mất ngủ. Mất ngủ có thể tồn tại ở các khoảng thời gian khác nhau, có trường hợp mất ngủ từ 1 – 2 năm, thậm chí có người bị suốt 5 năm, 8 năm tới 10 năm, mỗi đêm thường chỉ ngủ được khoảng 2 – 3 tiếng. Khi ngủ được thì giấc ngủ cũng không sâu, mơ màng và dễ tỉnh giấc.

Bạn nên đi thăm khám với bác sĩ, không nên lạm dụng thuốc tây kéo dài. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp tự nhiên giúp hỗ trợ giấc ngủ hiệu quả như bổ sung thực phẩm bằng thảo dược tốt cho giấc ngủ nên sử dụng dược liệu có nguồn gốc thiên nhiên… Người trẻ cần sắp xếp công việc hợp lý, tránh sử dụng các chất kích thích và hạn chế làm việc khuya. Đối tượng người cao tuổi cũng cần ngủ đúng giờ, tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ mỗi ngày và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Ngoài ra, nên dành thời gian để chăm sóc sức khỏe, cải thiện giấc ngủ bằng các bài tập yoga, tắm nước ấm hoặc ngâm chân bằng nước ấm cùng các thảo dược thiên nhiên. Đây đều là những phương pháp giúp thư giãn, sảng khoái cơ thể để người bệnh có giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Tìm hiểu thêm: Thiếu máu não chóng mặt: Người trẻ chớ nên chủ quan

Bệnh mất ngủ có chữa được không, ứng biến ra sao?

Các bài tập yoga có hiệu quả cao trong hỗ trợ và cải thiện chất lượng giấc ngủ

4. Các yếu tố giúp hỗ trợ chữa mất ngủ hiệu quả

Ngoài việc áp dụng phương pháp điều trị mất ngủ, người bệnh cần xây dựng những thói quen tốt trước khi đi ngủ để hỗ trợ quá trình điều trị. Các thói quen cần thiết đó là:

– Cải thiện môi trường ngủ: Xây dựng môi trường ngủ yên tĩnh, thoải mái, mát mẻ, sạch sẽ giúp người bệnh có giấc ngủ ngon hơn.

– Thay đổi thói quen sinh hoạt: Nên tạo thói quen đi ngủ và thức dậy theo đúng khung giờ để đưa đồng hồ sinh học cơ thể vào đúng nề nếp.

– Tăng cường rèn luyện thể thao: Thực hiện các bài tập thể dục thể thao, yoga, đi bộ vào buổi sáng giúp máu lưu thông tốt hơn và cải thiện tuần hoàn máu. Không nên tập trước khi ngủ để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ.

– Vệ sinh giấc ngủ: Không sử dụng cà phê, thuốc lá trước khi ngủ 8 tiếng. Không nên ăn quá no, uống nhiều rượu bia hoặc để bụng đói đi ngủ.

– Không lạm dụng thuốc ngủ

– Tránh xa các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi khiến giấc ngủ bị gián đoạn.

Bệnh mất ngủ có chữa được không, ứng biến ra sao?

>>>>>Xem thêm: Bị tai biến méo miệng là gì? Nguyên nhân, điều trị

Môi trường ngủ yên tĩnh, thoải mái sẽ giúp người bệnh có giấc ngủ ngon hơn.

Bệnh mất ngủ có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, bệnh mất ngủ có chữa được không còn phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân và cách thực hiện của người bệnh mới đem lại kết quả để chữa dứt điểm căn bệnh này. Khi thấy mất ngủ kéo dài, bạn nên tới các cơ sở y tế để thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ và giải quyết kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *