Chụp cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, nhẹ nhàng, an toàn nên ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các bệnh viện, phòng khám. Nhiều người muốn thực hiện dịch vụ này nhưng còn băn khoăn chụp cộng hưởng từ ở bệnh viện giá bao nhiêu, thực hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm và chi phí chụp MRI qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Chụp cộng hưởng từ ở bệnh viện giá bao nhiêu?
1. Chi phí chụp cộng hưởng từ ở bệnh viện bao nhiêu?
1.1 Chi phí chụp cộng hưởng từ so với các phương pháp khác
Những ưu điểm của MRI có lẽ cũng đã không còn xa lạ với người bệnh nữa. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng siêu âm và từ trường (thay vì tia X) để tái hiện hình ảnh giải phẫu cơ thể người, do đó đặc biệt an toàn bên cạnh độ chính xác vượt trội.
Cũng bởi vậy, giá thành chụp cộng hưởng từ tại các bệnh viện, phòng khám và các cơ sở y tế nhìn chung đều cao hơn so với các phương pháp chẩn đoán khác như chụp cắt lớp vi tính (CT) hay chụp X-quang.
Giá chụp cộng hưởng từ ở bệnh viện phụ thuộc vào loại máy, bộ phận chụp, cơ sở vật chất của cơ sở y tế,…
1.2 Chụp cộng hưởng từ ở bệnh viện giá bao nhiêu cho một lần chụp?
Rất khó để đưa ra mức giá chung cho mỗi lần chụp cộng hưởng từ ở bệnh viện. Bởi chụp cộng hưởng từ giá bao nhiêu còn tùy thuộc vào thiết bị chụp, bộ phận chụp, chất lượng cơ sở y tế.
– Loại máy móc sử dụng
Có rất nhiều loại máy chụp MRI khác nhau với công nghệ và giá thành khác nhau. Chi phí chụp MRI cũng sẽ phụ thuộc ít nhiều bởi yếu tố này.
Tesla là đơn vị đo để đánh giá mức độ từ trường máy chụp MRI tạo ra. Chỉ số Tesla càng cao thì máy chụp càng hiện đại và cho độ chính xác cao hơn. Bên cạnh đó các máy này còn có khả năng giảm tiếng ồn nên giá thành cũng cao hơn.
– Bộ phận thực hiện chụp MRI
Chụp cộng hưởng từ là phương pháp có thể áp dụng cho nhiều chuyên khoa với khả năng khảo sát nhiều bộ phận trên cơ thể. Đối với các bộ phận thực hiện chụp khác nhau thì giá thành cũng không giống nhau.
Tìm hiểu thêm: Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tuyến giáp phát hiện ung thư sớm
Đối với các trường hợp cần tiêm thuốc cản quang, giá chụp cộng hưởng từ có thể cao hơn.
Một số vùng chụp MRI gồm:
Chụp MRI sọ não
Chụp MRI hốc mắt
Chụp MRI vùng cổ
Chụp MRI cột sống
Chụp MRI vùng bụng – chậu
Chụp MRI cơ xương khớp
Chụp MRI tuyến vú
Chụp MRI tim, mạch máu
Tùy vào bộ phận chụp MRI, số vị trí cần chụp mà chi phí chụp thực tế cũng khác nhau.
– Các chi phí phát sinh khác
Một số bệnh nhân cần phải sử dụng thuốc tương phản khi chụp MRI để hình ảnh các bất thường trong cơ thể hiển thị rõ nét hơn. Với các trường hợp này, chi phí chụp cộng hưởng từ cũng sẽ tăng lên bởi bệnh nhân cần chi trả cho khoản phí thuốc tương phản.
Đối với các bệnh nhân nhỏ tuổi, có thể phải gây mê trong quá trình chụp thì chi phí cũng có thể cao hơn mức giá niêm yết.
– Cơ sở vật chất của trung tâm y tế thực hiện chụp MRI
Cơ sở vật chất, dịch vụ y tế, đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên thực hiện, chất lượng chuyên môn,…cũng là một số yếu tố ảnh hưởng đến giá thành chụp cộng hưởng từ. Các bệnh viện được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, thiết bị tân tiến,… thì giá tiền chụp MRI có thể sẽ cao hơn các cơ sở y tế khác.
2. Chụp cộng hưởng từ ở bệnh viện được thực hiện như thế nào?
2.1 Trước khi chụp
Bên cạnh chi phí chụp cộng hưởng từ ở bệnh viện bao nhiêu, người bệnh còn việc quan tâm đến quy trình chụp chiếu.
Tại các bệnh viện cũng như các cơ sở y tế nói chung, trước khi chụp MRI, người bệnh cần phải trải qua quá trình thăm khám với bác sĩ. Bởi một số trường hợp bệnh nhân không đủ điều kiện sức khỏe hoặc có kim loại trong người như các đinh nẹp xương, van tim nhân tạo, khớp xương, chỏm xương nhân tạo, các kẹp mạch máu,…mang các thiết bị điện tử như máy trợ thính, máy tạo nhịp tim nhân tạo thì việc chụp chiếu có thể phải cân nhắc.
Nếu bệnh nhân đáp ứng đủ yêu cầu để có thể thực hiện kỹ thuật này thì sẽ được chuyển đến khoa chẩn đoán hình ảnh để làm thủ tục và tiến hành chụp chiếu.
Trước khi vào phòng chụp, bệnh nhân cần bỏ hết các vật dụng kim loại như vòng, đồng hồ, nhẫn, thẻ ATM,…Sau đó, thay đồ theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
>>>>>Xem thêm: Khi nào chụp MRI vùng tiểu khung? Cần lưu ý những gì?
Trước khi vào phòng chụp, bệnh nhân cần bỏ hết các thiết bị kim loại ở bên ngoài
2.2 Trong khi chụp
Khi vào phòng chụp. bệnh nhân sẽ được hướng dẫn nằm lên máy theo tư thế thoải mái nhất. Thời gian chụp dao động trong khoảng 15 – 60 phút. Trong thời gian này, bệnh nhân cần cố gắng nằm yên một chỗ để máy hoạt động hiệu quả, cho hình ảnh đẹp và sắc nét nhất có thể.
Lưu ý, khi chụp đến vùng bụng, vùng ngực thì bệnh nhân cần nín thở trong thời gian ngắn theo hướng dẫn của nhân viên. Điều này sẽ giúp tránh tạo dao động khi chụp, giúp hình ảnh sắc nét nhất.
Trong trường hợp chụp cộng hưởng từ cho trẻ em, bệnh nhân phải nhịn ăn trước 6 tiếng để kết quả chụp được tốt nhất.
Như vậy, chụp cộng hưởng từ ở bệnh viện giá bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước khi tiến hành dịch vụ này tại các cơ sở y tế, bạn nên liên hệ trước để được tư vấn chi tiết.