Có rất nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp xác định các bệnh lý về tim mạch như: siêu âm, chụp CT, MRI, chụp mạch máu… Trong đó, chẩn đoán hình ảnh X quang tim là một trong những phương pháp sử dụng tia X để đánh giá tổn thương tim mạch được áp dụng phổ biến hiện nay.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về phương pháp chẩn đoán hình ảnh X quang tim
1. Hình ảnh trong chụp X quang tim mạch
Chụp X quang tim là kỹ thuật đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán các bệnh về tim mạch. Phương pháp này sẽ cung cấp một số hình ảnh như sau:
1.1 Hiện tượng bóng tim trong chẩn đoán hình ảnh X quang tim
X quang tim được xem là kỹ thuật quan trọng giúp đánh giá và xác định kích thước bóng tim. Thông qua các chỉ số tim và lồng ngực, các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ có kết luận bóng tim to hay nhỏ ở mỗi trường hợp bệnh nhân.
Chỉ số này thể hiện tỉ lệ giữa kích thước chiều ngang lớn nhất của bóng tim với kích thích chiều ngang lớn nhất của lồng ngực. Khi chỉ số tim, ngực trên kết quả X quang tim thay đổi sẽ gợi ý một số chẩn đoán sau:
– Chỉ số tim lồng ngực > 0.55: tình trạng tim to, thường gặp trong các bệnh lý về cơ tim, suy tim, van tim bất thường, tràn dịch màng ngoài tim…
– Chỉ số tim lồng ngực
Xác định kích thước và vị trí bóng tim trong hình ảnh chụp X quang tim
1.2 Hình dáng tim
Hình dạng tim trên X quang được xem là một căn cứ quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý về tim. Một số hình dạng bất thường của tim gồm:
– Tim dạng hình giọt nước, thường xuất hiện ở các bệnh lý tràn dịch màng ngoài tim.
– Mỏm tim dâng cao hơn bình thường do các bệnh lý làm tăng kích thước thất phải, điển hình là suy tim.
– Mỏm tim hạ xuống thấp thường gặp ở bệnh nhân có thất trái lớn.
– Các bờ tim trên X quang tim mạch thay đổi do cơ tim dày lên, hay còn gọi là bờ tim lỗi, có thể xuất hiện trong các bệnh về cơ tim.
– Quai động mạch chủ bụng rộng, có thể gặp trong trường hợp phình động mạch hoặc tăng huyết áp lâu dài.
– Cung động mạch phổi giãn thường liên quan đến tắc nghẽn phổi mạn tính.
1.3 Chẩn đoán hình ảnh X quang tim cho thấy sự thay đổi kích thước buồng tim
Lớn tâm nhĩ trái
Dấu hiệu này sẽ gợi ý một số chẩn đoán bệnh tim như:
– Góc phế quản rộng trên 60 độ.
– Phế quản gốc trái dâng cao.
– Nhĩ trái to có thể do tăng kích thước tiểu nhĩ trái.
– Nhĩ trái lớn kèm hình ảnh bờ đôi tạo bởi nhĩ trái và bờ phải tim.
Lớn tâm nhĩ phải
Xảy ra khi nhĩ phải tính từ đường giữa lớn hơn 5.5 cm và làm tăng độ lồi bờ dưới phía bên phải của tim.
Lớn tâm thất trái
Hình ảnh chụp X quang tim mạch sẽ xác định các tiêu chuẩn chẩn đoán lớn thất trái, bao gồm:
– Bờ tim trái tròn lồi ở giai đoạn đầu, tương ứng với giai đoạn phì đại tâm thất. Khi chuyển sang giai đoạn giãn thất thì trực thất thẳng ra.
– Mỏm tim chúi xuống phía dưới.
– Dấu Hoffman Rigler (+).
Lớn tâm thất phải
Chẩn đoán dựa trên các tiêu chuẩn bao gồm mỏm tim chếch lên trên, phim thẳng và hẹp khoảng sáng sau xương ức hoặc bóng tim. Trên phim X quang tim mạch cũng phát hiện được chiều cao của xương ức.
1.4 Tuần hoàn phổi
Hình ảnh tuần hoàn phổi trên phim X quang tim mạch được phân bố theo quy luật 1/3 khi số lượng mạch máu giảm dần. Bên cạnh đó, khẩu kính mạch máu tại vùng đỉnh cũng nhỏ hơn vùng đáy phổi.
Tăng tuần hoàn phổi
– Tăng tuần hoàn phổi thường xuất hiện trong các bệnh lý về tim thường gặp là tim bẩm sinh hoặc shunt bất thường.
– Chẩn đoán tăng tuần hoàn phổi dựa trên tiêu chuẩn xác định động mạch phổi lớn ở vùng rốn lan rộng ra ngoại biên, kèm theo khẩu kính mạch máu ở vùng đỉnh và đáy phổi đều tăng cao.
Giảm tuần hoàn phổi
– Các bất thường có thể gặp trong bệnh tim bẩm sinh dạng tứ chứng Fallot.
– Trên phim chụp X quang xuất hiện hình ảnh hai phế trường tăng sáng bất thường, các máu phổi có khẩu kính nhỏ hoặc cũng có khi không thấy trên phim.
Tăng áp động mạch phổi
Tình trạng này được chẩn đoán khi đường kính tại động mạch phổi lớn hơn 15mm.
1.5 Vôi hóa
Tình trạng vôi hóa thể hiện trên phim chụp X quang thường là các đốm tăng đậm độ màu trắng và thường gặp tại các vị trí liên quan đến tim như:
– Vôi hóa các hệ thống mạch vành.
– Vôi hóa các van tim.
– Vôi hóa màng tim.
– Vôi hóa tại động mạch chủ.
2. Một số lưu ý khi phân tích X quang tim
– Đánh giá vị trí tim, kích thước bóng tim.
– Phân tích kích thước buồng tim.
– Xác định vị trí, kích thước các mạch máu lớn.
– Phân tích tuần hoàn phổi.
Tìm hiểu thêm: Nội soi đại tràng gây mê và những điều cần biết
Phân tích kích thước buồng tim là một trong các vấn đề cần lưu ý khi phân tích phim X quang tim
3. Ứng dụng chẩn đoán X quang tim trong điều trị
Kỹ thuật chụp X quang tim được ứng dụng cho quá trình chẩn đoán các bệnh lý tim mạch sau:
– Hẹp van tim lá: Chẩn đoán X quang tim có đặc điểm đó là tăng áp lực tĩnh mạch phổi, lớn tiểu nhĩ và tâm nhĩ trái trong khi tâm thất trái có dấu hiệu bình thường.
– Hở van hai lá: Xuất hiện các hình ảnh như bóng tim to, tâm nhĩ trái tăng kích thước.
– Hẹp van động mạch chủ: Vấn đề này thường khó chẩn đoán trên phim thường.
– Hở van động mạch chủ: Bóng tim to, cung động mạch chủ và tâm thất trái lớn.
– Thông liên thất: X quang tim phụ thuộc nhiều vào kích thước lỗ thông. Với lỗ thông nhỏ đa số không phát hiện các bất thường trên phim chụp X quang. Ngược lại, lỗ thông lớn hơn thì bóng tim sẽ lớn dần và làm tăng kích thước động mạch phổi.
– Thông liên nhĩ: Hình ảnh X quang tim cho thấy lớn thất phải, dày nhĩ phải và phình cung động mạch phổi.
– Suy tim trái: Thấy hình ảnh bóng tim lớn, dày lớn thất trái, nhĩ trái, tràn dịch màng phổi, phù phế nang.
– Tràn dịch màng tim: Phụ thuộc chủ yếu vào lượng dịch trong màng ngoài tim, đậm độ dịch và đậm độ tim khác nhau.
>>>>>Xem thêm: Chụp cắt lớp vi tính ở trẻ em và vấn đề bức xạ
Chẩn đoán hẹp van tim lá thông qua kỹ thuật chụp X quang tim
Chụp X quang tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ đắc lực quá trình thăm khám và điều trị các bệnh lý tim mạch. Người bệnh nên tới các cơ sở y tế có chuyên khoa uy tín và hệ thống thiết bị hiện đại để có được kết quả nhanh chóng và chính xác nhất.