Bị thiếu máu não: Cơ chế, biểu hiện và cách xử trí

Người bị thiếu máu não hay thiểu năng tuần hoàn não nếu không kiểm soát và điều trị kịp thời, toàn diện có thể đối diện với nhiều biến chứng với nhiều mức độ ảnh hưởng khác nhau, trong đó nguy hiểm nhất là đột quỵ não (tai biến mạch máu não). Khi mắc bệnh này, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Cần nắm rõ các kiến thức về bệnh thiếu máu não để có biện pháp xử trí và phòng ngừa hiệu quả.

Bạn đang đọc: Bị thiếu máu não: Cơ chế, biểu hiện và cách xử trí

1. Cơ chế gây thiếu máu não

Não bộ là cơ quan rất quan trọng trong cơ thể con người. Đây là bộ chỉ huy quan trọng nhất của hệ thần kinh trung ương và là cơ quan chủ yếu điều hành hệ thần kinh. Dù chỉ chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể nhưng não bộ được cung cấp tới 15% khối lượng máu từ tim, tiêu thụ khoảng 20% lượng oxy trong máu và sử dụng đến 25% lượng glucose để sinh năng lượng cung cấp cho các tế bào thần kinh hoạt động.

Nếu bị gián đoạn cung cấp máu lên não trong khoảng 4 phút, thì các tế bào thần kinh sẽ bị tổn thương và không hồi phục được.

Khi bị thiếu máu não, thành mạch máu thường là nơi bị tổn thương đầu tiên. Chính sự chuyển hóa liên tục nơi lớp nội mạch mạch máu mang rất nhiều gốc tự do sinh ra tại đây. Gốc tự do gây hại lên thành mạch bằng cách gây tổn thương cấu trúc tế bào thành mạch, dẫn đến sự hình thành các mảng xơ vữa và huyết khối (cục máu đông). Quá trình này diễn ra làm hẹp động mạch, gây thiếu máu não, cản trở máu vận chuyển oxy và dưỡng chất đến não, khiến các tế bào thần kinh thiếu hụt năng lượng để hoạt động, gây ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh.

Bị thiếu máu não: Cơ chế, biểu hiện và cách xử trí

Nếu bị gián đoạn cung cấp máu lên não trong khoảng 4 phút, thì các tế bào thần kinh sẽ bị tổn thương và không hồi phục được.

2. Người bị thiếu máu não sẽ có biểu hiện gì?

Tùy thuộc vào từng mức độ mà khi người bệnh thiếu máu não sẽ có các biểu hiện như: đau đầu, chòng mặt, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ.

Theo thống kê, các bệnh về mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trên thế giới chỉ sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Trong đó, thiếu máu não chiếm khoảng 25% trong tổng số các ca tai biến mạch máu não. Đây là bệnh lý thường gặp phải ở rất nhiều người. Thiếu máu não kéo dài sẽ tăng nguy cơ đột quỵ não trong tương lai, đặc biệt là ở những người mắc bệnh lý mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch,….

Tìm hiểu thêm: Đột quỵ và tai biến mạch máu não là một hay hai bệnh khác nhau

Bị thiếu máu não: Cơ chế, biểu hiện và cách xử trí

Các biểu hiện của bệnh thiếu máu não người bệnh cần đặc biệt lưu í.

3. Người thiếu máu não cần lưu ý điều gì?

Muốn khắc phục tình trạng thiếu máu não, người bệnh cần phải điều trị một cách toàn diện.

– Dùng thuốc phù hợp: Một số loại thuốc có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu não, hạn chế các triệu chứng do bệnh gây ra. Tuy nhiên các loại thuốc này chỉ nên dùng với liều lượng thích hợp, không nên lạm dụng. Trước khi dùng thuốc người bị thiếu máu não nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để được kiểm tra, làm các xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng để xác định chính xác bệnh lý thiếu máu não, xác định nguyên nhân và từ đó có biện pháp điều trị sao cho hiệu quả.

– Chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý: Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc điều trị bệnh thiếu máu não. Người bệnh cần ăn uống đủ chất, bổ sung nhiều rau xanh và vitamin. Tránh các căng thẳng, lo âu, stress kéo dài. Hạn chế các đồ ăn, thức uống có chứa nhiều chất béo, cholesterol, chất kích thích gây ức chế hệ thần kinh.

Một số người cho rằng nên điều trị thiếu máu não bằng phương pháp đông y. Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể phòng và ngăn chặn thoái hóa hệ thần kinh. Một số bài thuốc đông y có thể giúp hỗ trợ thêm trong điều trị và cải thiện tình trạng thiếu máu não. Tuy nhiên người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa thăm khám với bác sĩ.

4. Khám và điều trị thiếu máu não

4.1 Người bị thiếu máu não cần khám những gì?

Nếu có biểu hiện thiếu máu não, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để được kiểm tra, chẩn đoán và loại trừ một số bệnh lý cũng có biểu hiện tương tự thiếu máu não như rối loạn tiền đình,…

Đầu tiên bạn sẽ được khám lâm sàng với bác sĩ, bác sĩ sẽ khai thác các biểu hiện của người bệnh, tiền sử bệnh lý nếu có và cho người bệnh thực hiện một số bài tập đơn giản để đánh giá chức năng cơ, mức độ phản xạ và khả năng giữ thăng bằng của cơ thể.

Tiếp theo để chẩn đoán chính xác và đánh giá mức độ thiếu máu não của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số chẩn đoán cận lâm sàng như: đo lưu huyết não (đánh giá mức độ lưu lượng máu lên não), chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp cắt lớp vi tính CT để xem cấu trúc não có gặp vấn đề như dị dạng mạch máu não không, bệnh nhân có mắc các bệnh lý về não như u não, viêm màng não hay không. Chụp cộng hưởng từ cột sống cổ cũng thường được chỉ định, nhất là đối với dân văn phòng vì thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây chèn ép động mạch ống sống thân nền gây cản trở lưu lượng máu lên não, gây thiếu máu não.

Bị thiếu máu não: Cơ chế, biểu hiện và cách xử trí

>>>>>Xem thêm: 5 thực phẩm chức năng trị mất ngủ được đánh giá cao

Ghi lưu huyết não giúp đánh giá lưu lượng máu lên não góp phần chẩn đoán tình trạng thiếu năng tuần hoàn não hay thiếu máu não.

4.2 Bị thiếu máu não điều trị như thế nào?

Chủ yếu điều trị thiếu máu não là điều trị nội khoa, tức là sử dụng một số thuốc theo chỉ định của bác sĩ  nhằm hỗ trợ giải quyết tình trạng tắc nghẽn động mạch, cung cấp oxy và máu lên não, khôi phục và điều hòa lưu lượng máu lên não, …. Đồng thời kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc khoa học, phù hợp với sức khỏe.

Cần lưu ý những người bị huyết áp thấp cũng dễ bị thiếu máu não. Khi có các biểu hiện thiếu máu não, người bệnh nên đến cơ sở uy tín để được các bác sĩ thăm khám và điều trị hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *