Ngạt mũi thường là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe bất thường nào đó như viêm xoang. Ngạt mũi cũng là xuất hiện ở bệnh cảm cúm, cảm lạnh. Ngạt mũi có các biểu hiện như chảy nước mũi, mũi tắc nghẹt, đau xoang, chất nhầy tích tụ, niêm mạc mũi sưng. Một số biện pháp tự chăm sóc tại nhà có thể giúp làm giảm bớt khó chịu do ngạt mũi, đặc biệt nếu ngạt mũi là do cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên nếu gặp phải tình trạng ngạt mũi kéo dài, tốt nhất bên tới bệnh viện hoặc các cơ sở chuyên khoa gần nhất để thăm khám và tư vấn cách điều trị phù hợp.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây ngạt mũi
1. Nguyên nhân gây ngạt mũi là gì?
Nguyên nhân gây ngạt mũi phổ biến nhất là do các bệnh như cảm lạnh, cúm, viêm xoang…
Ngạt mũi xảy ra khi mũi bị viêm và sưng. Nguyên nhân gây ngạt mũi phổ biến nhất là do các bệnh như cảm lạnh, cúm, viêm xoang… Nguyên nhân gây ngạt mũi do các bệnh này thường chỉ kéo dài trong vòng 1 tuần và sau đó tự biến mất.
Ngạt mũi kéo dài hơn 1 tuần thường là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào đó như:
- Dị ứng
- Polyp mũi hoặc có khối u lành tính ở mũi
- Phơi nhiễm với chất hóa học
- Tiếp xúc với các chất kích thích trong môi trường
- Viêm xoang mạn tính
- Lệch vách ngăn mũi
Ngạt mũi cũng có thể xảy ra trong thai kỳ, thường là vào 3 tháng đầu tiên. Biến động về nội tiết tố và lưu lượng máu tăng do thai kỳ có thể gây ngạt mũi. Những thay đổi này thể ảnh hưởng đến màng mũi, khiến chúng trở nên viêm, khô, hay bị chảy máu.
2. Các biện pháp chăm sóc tại nhà giúp làm giảm ngạt mũi
Tìm hiểu thêm: Bệnh polyp dây thanh quản bệnh lành tính, không gây nguy hiểm
Xịt mũi là một cách hiệu quả giúp giảm bớt tắc nghẽn ở mũi, hô hấp dễ dàng hơn.
Một số biện pháp đơn giản có thể tự thực hiện tại nhà sẽ giúp làm giảm bớt khó chịu do ngạt mũi. Hãy thử đặt máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ, nơi làm việc để phá vỡ chất nhầy và làm dịu niêm mạc mũi bị viêm. Tuy nhiên những người bị hen suyễn, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng máy tạo độ ẩm.
Kê cao đầu khi đi ngủ là một cách hiệu quả để tạo điều kiện cho chất nhầy chảy ra khỏi mũi.
Xịt mũi cũng là một cách hiệu quả giúp giảm bớt tắc nghẽn ở mũi, hô hấp dễ dàng hơn.
3. Khi nào cần tới bệnh viện?
>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm xoang mũi và cách chữa trị bạn không nên bỏ qua
Nếu ngạt mũi gây đau đớn và ảnh hưởng nhiều tới hoạt động hàng ngày, cần nhanh chóng đi khám để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
Trong nhiều trường hợp, các biện pháp tự chăm sóc tại nhà không có tác dụng đối với tình trạng ngạt mũi, đặc biệt nếu ngạt mũi là do một vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn nào đó. Lúc này điều trị y tế là cần thiết, đặc biệt nếu ngạt mũi gây đau đớn và ảnh hưởng nhiều tới hoạt động hàng ngày.
Nếu gặp phải các triệu chứng sau, hãy nhanh chóng tới bệnh viện:
- Ngạt mũi kéo dài hơn 10 ngày.
- Ngạt mũi kèm sốt cao kéo dài hơn 3 ngày
- Chảy nước mũi xanh kèm theo đau xoang, sốt
- Ngạt mũi làm suy yếu hệ miễn dịch, hen hoặc khí phế thũng
Bạn cũng nên đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị chấn thương ở đầu gần đây và hiện tại đang bị chảy máu mũi hoặc chảy dịch từ mũi.