Tuổi già làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý, trong đó có sa sút trí tuệ. Một trong những căn bệnh do thoái hóa hệ thần kinh, nguyên nhân gây tổn thương não bộ làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, tạo gánh nặng cho người chăm sóc, gia đình và xã hội. Rất nhiều người e ngại việc điều trị sa sút trí tuệ ở người cao tuổi do tuổi tác cao, sức khỏe của người bệnh cũng suy giảm. Liệu sa sút trí tuệ ở người cao tuổi có nên điều trị hay không? Cùng tham khảo bài viết sau để tìm lời giải đáp.
Bạn đang đọc: Điều trị sa sút trí tuệ ở người cao tuổi nên hay không?
1. Nguyên nhân gây sa sút trí tuệ
Nguyên nhân sa sút trí tuệ do được phân thành các dạng nguyên nhân sau:
– Thoái hóa thần kinh: Bệnh Alzheimer; Sa sút trí tuệ thể Lewy; Bệnh Parkinson; Sa sút trí tuệ thùy trán và thùy thái dương.
– Rối loạn thần kinh và chấn thương: Chấn thương sọ não; Khối choán chỗ; Xơ cứng rải rác.
– Bệnh mạch máu: Nhồi máu não; Xuất huyết não; Bệnh tim mạch.
– Bệnh nhiễm khuẩn: Giang mai, HIV; Viêm não; Bệnh Creutzfeldt- Jakob.
– Rối loạn nội tiết: Đái tháo đường; Suy giáp/ cường giáp; Bệnh tuyến cận giáp.
– Sử dụng thuốc, lạm dụng chất: Thuốc an thần, kháng cholinergic; rượu, ma tuý.
– Thiếu vitamin: B12, thiamin (B1), acid nicotin.
– Rối loạn chuyển hóa khác: Tăng/ hạ Canxi máu; Bệnh não gan,…
2. Điều trị sa sút trí tuệ ở người cao tuổi nên hay không?
Sa sút trí tuệ gây ra gánh nặng lớn cho bản thân người bệnh, người chăm sóc và toàn xã hội. Chính vì thế người cao tuổi bị sa sút trí tuệ cần được tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Các phương pháp điều trị chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi không dùng thuốc, dùng thuốc và chăm sóc toàn diện không những có thể làm giảm các triệu chứng mà còn làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
3. Dấu hiệu sa sút trí tuệ (SSTT) ở người cao tuổi
Ngoài rối loạn các lĩnh vực nhận thức, người bệnh SSTT có thể có nhiều triệu chứng rối loạn tâm lý – hành vi và suy giảm chức năng nặng nề tuỳ từng thể và từng giai đoạn của bệnh.
Sau đây là 10 dấu hiệu nhận biết suy giảm trí nhớ sớm:
– Giảm trí nhớ làm rối loạn cuộc sống hằng ngày
– Khó khăn trong việc lên kế hoạch hoặc giải quyết vấn đề
– Khó khăn trong việc hoàn thành các nhiệm vụ quen thuộc
– Nhầm lẫn về thời gian và không gian
– Khó nhận biết về hình ảnh trực quan và mối quan hệ trong không gian
– Phát sinh vấn đề mới với từ ngữ khi viết/đọc
– Đặt nhầm chỗ các đồ vật và mất khả năng nhớ lại các bước để tìm lại đồ
– Giảm khả năng phán đoán hoặc ra quyết định
– Thu mình khỏi công việc hoặc hoạt động xã hội
– Thay đổi cảm xúc và nhân cách
Tìm hiểu thêm: Cảnh báo bệnh tai biến gia tăng vào mùa lạnh
4. Thăm khám và điều trị chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi
4.1 Kiểm tra sa sút trí tuệ ở người cao tuổi khi điều trị sa sút trí tuệ
Khi người cao tuổi có các dấu hiệu sa sút trí tuệ kể trên, bạn nên đưa người bệnh đi kiểm tra tại chuyên khoa nội thần kinh. Quá trình thăm khám gồm thăm khám lâm sàng với chuyên gia thần kinh học và thực hiện các chỉ định thăm khám cận lâm sàng như:
– Các xét nghiệm cơ bản thường quy về huyết học (công thức máu; tốc độ máu láng …), sinh hóa (máu, nước tiểu), vi sinh y học (chú ý phản ứng viêm gan, giang mai, HIV…), nồng độ vitamin B12, chức năng tuyến giáp, nồng độ một số thuốc trong cơ thể.
– Thăm dò chức năng: ghi điện tim, ghi điện não …
– Siêu âm Doppler, siêu âm xuyên sọ, chụp X quang quy ước ngực, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, chụp mạch máu não
– Xét nghiệm dịch não-tủy.
>>>>>Xem thêm: Đau thần kinh tọa có nên đạp xe? Những điều cần lưu ý
4.2 Điều trị sa sút trí tuệ ở người cao tuổi
Căn cứ vào các kết quả thăm khám, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác và chỉ định điều trị cho người cao tuổi bị sa sút trí tuệ bằng các cách như sau:
4.2.1 Xử trí các yếu tố nguy cơ
Người ta nhận thấy ba phần tư số người 80 tuổi có ít nhất một bệnh mạn tính. Như vậy ngoài các biến đổi của hệ thần kinh, về mặt nội khoa cần quan tâm giải quyết các chứng bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, thoái hóa xương khớp, viêm phế quản mạn tính, giảm tưới máu não mạn tính,…
4.2.2 Liệu pháp dinh dưỡng và nội tiết
Não có nhạy cảm đặc biệt đối với kích lực oxy-hóa vì trong thành phần cấu tạo của não có các acid béo đa phần không bão hòa chuỗi dài, rất nhạy cảm với peroxy-hóa, nhất là DHA, omega-3.
Liệu pháp nội tiết với tác dụng dưỡng thần kinh của các estrogen, làm giảm sự tích tụ của các peptid bêta dạng bột, tác động trên dẫn truyền thần kinh, bảo vệ chống kích lực oxy-hóa. Tuy nhiên chưa có sự nhất trí về chỉ định đối với liệu pháp này.
4.2.3 Liệu pháp dược lý
Nhiều loại thuốc có khả năng tác động đến các triệu chứng khác nhau trong giai đoạn đầu của suy giảm nhận thức nhẹ.
Vai trò của các thuốc điều hòa tuần hoàn não. Cụ thể, những chất có thể tác động tới các mạch máu, tăng khẩu kính của các động mạch nhỏ, dẫn tới tăng cường cung lượng tuần hoàn, góp phần cải thiện quá trình oxy-hóa ở các mô. Đặc tính của các thuốc chống co mạch là có khả năng làm giảm độ nhớt của máu, có thể tăng khả năng biến dạng của hồng cầu, kích thích khả năng tiêu sợi huyết nội sinh của huyết tương, làm giảm độ kết dính và ngưng tập tiểu cầu.
Các loại thuốc này chỉ có tính tham khảo và cần được kê đơn bởi bác sĩ. Để biết mình cần dùng loại thuốc gì và cách dùng ra sao, bạn nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh.
4.2.4 Điều chỉnh phong cách sinh hoạt
Cần chú ý tới các yếu tố như:
– Học vấn: Có sự khác biệt đáng kể giữa chức năng não của người trưởng thành có hoạt động trí óc và ít hoạt động trí óc.
– Tập luyện: Nên duy trì đi bộ (nhanh) 30-45 phút ít nhất ba lần mỗi tuần.
– Nghỉ ngơi: Mỗi đêm ngủ đều đặn khoảng 8 giờ.
– Tâm lý: Khi có kích lực (stress), cơ thể con người tiết ra cortizon; lượng nhỏ cortizon cải thiện trí nhớ còn lượng lớn sẽ xói mòn hoạt động của tế bào thần kinh ở hải mã.
Hi vọng những thông tin tham khảo trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về cách điều trị sa sút trí tuệ cho người cao tuổi. Khi bản thân hoặc người thân bị sa sút trí tuệ, hãy điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, thay đổi lối sống và duy trì việc thăm khám chuyên khoa nội thần kinh để được theo dõi và điều trị dúng hướng.