Đột quỵ não bệnh học – Những điều bạn không nên bỏ qua

Đột quỵ não bệnh học (tai biến mạch máu não) là tình trạng một phần của não bộ đột ngột bị tổn thương khi mạch máu nuôi dưỡng não bị vỡ (xuất huyết não) hay bị tắc (nhồi máu não). Đây là căn bệnh cấp tính nguy hiểm và thường xảy ra đột ngột. Nếu không được phát hiện và chữa trị sớm sẽ có thể gây tử vong.

Bạn đang đọc: Đột quỵ não bệnh học – Những điều bạn không nên bỏ qua

1. Đột quỵ não bệnh học gây nguy hiểm như thế nào?

Đột quỵ não bệnh học là bệnh lý có thể khiến não bị thiếu oxy, làm cho các tế bào não bị chết chỉ sau vài phút. Khi đột quỵ xảy ra sẽ khiến người bệnh già hơn khoảng 3 tuần tuổi, đồng thời mỗi phút trôi qua sẽ có gần 2 triệu tế bào não bị chết. Do đó, người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt. Biện pháp điều trị duy nhất lúc này là  “tái tưới máu cho não” càng nhanh càng tốt.

Người bệnh bị đột quỵ não có thể bị hôn mê, liệt tay chân, thậm chí là có thể gây tử vong. Tại Việt Nam, đột quỵ não không những là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mà còn khiến người bệnh bị tàn phế, là gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội. Mỗi năm có đến 200.000 người bị đột quỵ. Trong đó, tỷ lệ tử vong do đột quỵ ở nữ giới là 23% và ở nam giới là 18%.

2.  Nguyên nhân gây đột quỵ não

Có rất nhiều nguyên nhân gây đột quỵ não nhưng căn bệnh này thường gặp ở một số đối tượng như:

– Người mắc bệnh tim mạch: nguy cơ gấp 6 lần so với người bình thường.

– Những người bị đái tháo đường: nguy cơ gấp 4 lần so với người bình thường.

– Người bệnh tăng huyết áp: nguy cơ gấp 3 lần so với người bình thường.

– Những người béo phì, ít vận động, rối loạn mỡ máu, hút nhiều thuốc lá.

Đột quỵ não bệnh học – Những điều bạn không nên bỏ qua

Nguyên nhân gây đột quỵ não thường là do bệnh lý về tim mạch, đái tháo thường,…

Mặc dù đột quỵ là bệnh lý thường xảy ra ở người cao tuổi nhưng hiện nay, có khoảng 25% trường hợp đột quỵ xảy ra ở người trẻ tuổi. Đây là tình trạng đáng báo động cho thấy, đột quỵ não đang có xu hướng trẻ hóa. Bởi tỷ lệ người trẻ tuổi bị đột quỵ đã tăng gần 50% trong vòng 12 năm qua. Đặc biệt là đối với những người lạm dụng rượu, bia, thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, tình trạng béo phì văn phòng, áp lực công việc, ít vận động… thì nguy cơ bị đột quỵ càng cao.

3. Cách phòng tránh đột quỵ não

Tuy đột quỵ não là bệnh lý gây ra tỷ lệ tàn phế và tử vong cao nhưng vẫn có thể phòng tránh bằng một số phương pháp như:

3.1. Phòng tránh đột quỵ não bệnh học bằng cách xây dựng thói quen sống tích cực

– Thực hiện chế độ ăn với nhiều rau củ, hoa quả

– Hạn chế ăn quá mặn hay quá nhiều mỡ động vật

– Tránh gây căng thẳng cho thần kinh quá mức và kéo dài

– Nên tránh sử dụng bia rượu, các chất kích thích và không hút thuốc lá

– Tránh tình trạng thừa cân, béo phì bằng cách tập luyện thể dục thể thao hàng ngày

3.2. Phòng tránh đột quỵ não bệnh học bằng cách tầm soát nguy cơ sớm

Tầm soát nguy cơ đột quỵ sớm là giải pháp dự phòng đột quỵ não hiệu quả hiện nay. Tầm soát giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ chẳng hạn như: Đái tháo đường, cholesterol cao, huyết áp cao, thừa cân – béo phì, các bệnh lý tim mạch, các vấn đề sức khỏe liên quan đến hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia… Phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ sẽ giúp bạn chủ động nhận biết, chủ động tìm hiểu và kiểm soát chúng.

Khuyến cáo của bác sĩ là người bệnh nên kiểm soát các bệnh lý như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu,… bằng cách kiểm soát tốt đường máu và lượng mỡ trong máu, đo huyết áp hằng ngày,…

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng sa sút trí tuệ và cách chẩn đoán

Đột quỵ não bệnh học – Những điều bạn không nên bỏ qua

Có thể phòng tránh đột quỵ não bằng cách xây dựng thói quen sống tích cực

4. Dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị đột quỵ não?

Đột quỵ não có thể gây ra nhiều triệu chứng như rối loạn ý thức, nhức đầu,… Nhưng bạn cần nhớ ít nhất 1 trong 3 nhóm dấu hiệu sau. Bởi nó có thể gây nguy cơ bị đột quỵ từ 90 – 95%. Đó chính là dấu hiệu F.A.S.T, bao gồm:

– Liệt mặt (Face): Nếp nhăn má, mũi mờ, miệng bị lệch sang một bên.

– Liệt, yếu tay (Arm) hoặc chân: Không thể nắm, cầm, đi lại.

– Rối loạn ngôn ngữ (Speech): Đột ngột rối loạn lời nói, lời nói không rõ hoặc không nói được.

– Thời điểm phát bệnh (Time): Khi xuất hiện những triệu chứng trên thì cần gọi cấp cứu ngay. Ngoài ra, cần phải ghi nhớ thời điểm phát bệnh để thông báo với nhân viên y tế.

5. Người thân bị đột quỵ não cần làm gì và không được làm gì?

5.1. Người thân bị đột quỵ não cần làm gì?

Đầu tiên, khi người thân bị đột quỵ, bạn cần đỡ họ để không bị té ngã. Nếu người bệnh còn tỉnh táo, bạn cần để người bệnh nằm yên và nhanh chóng gọi xe cấp cứu đưa đến bệnh viện gần nhất có khả năng điều trị đột quỵ não.

Nếu bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê, cần xem bệnh nhân thở bình thường, thở chậm, thở nhanh hay ngưng thở. Nếu ngưng thở, cần hô hấp nhân tạo để kịp thời cung cấp oxy cho não bộ.

Đột quỵ não bệnh học – Những điều bạn không nên bỏ qua

>>>>>Xem thêm: Mất ngủ kinh niên: Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh

Khi người thân bị đột quỵ não, bạn cần đỡ họ để không bị té ngã

5.2. Những điều cần tránh khi người thân bị đột quỵ não?

Nếu không may gặp tình huống người thân bị đột quỵ não, bạn cần lưu ý một số vấn đề như:

– Không cho người bệnh ăn uống để phòng tránh nôn trào ngược. Nếu người bệnh hít thức ăn hoặc chất nôn vào đường thở sẽ rất nguy hiểm.

– Không được tự ý sử dụng thuốc hạ huyết áp. Chỉ dùng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp lớn hơn 220/120mmHg và tuyệt đối không dùng thuốc hạ huyết áp nhỏ dưới lưỡi.

– Không được tự ý điều trị cho người bệnh dù chỉ là châm cứu, bấm huyệt hay đánh gió vì những tác động này có thể khiến bệnh tình thêm nặng hơn và làm mất thời gian vàng điều trị.

6. Phương pháp điều trị đột quỵ não

Hiện nay, phương pháp điều trị đột quỵ chủ yếu là tái thông mạch máu bằng cách:

– Sử dụng liệu pháp tan cục máu đông (rTPA) cho người bệnh đến bệnh viện sớm trong giờ vàng (dưới 4,5 giờ sau khi bị đột quỵ não)

– Lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học đối với người bệnh đến bệnh viện trong khoảng thời gian dưới 6 giờ sau khi bị đột quỵ

Ngoài ra, Hiệp hội Đột quỵ Mỹ (ASA) còn khuyến cáo có thể sử dụng phương pháp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học ở một số người bệnh bị tắc mạch máu lớn trong não đến bệnh viện trong thời gian muộn hơn, từ 6 – 16h hoặc 16 – 24h với chỉ số lõi nhồi máu dưới 50 – 70ml.

Bên cạnh đó, còn có một số phương pháp điều trị đột quỵ não khác là hạn chế biến chứng, phục hồi thần kinh bằng tập phục hồi chức năng và tìm kiếm nguyên nhân đột quỵ não để dự phòng đột quỵ tái phát.

7. Đột quỵ não bệnh học có tái phát không, làm thế nào để phòng ngừa?

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ tái phát đột quỵ trong 5 năm đầu tiên là 25%. Nghĩa là trong 4 bệnh nhân sống sót sau đột quỵ sẽ có 1 bệnh nhân từng bị tái phát đột quỵ. Do đó, người bệnh cần lưu ý đến một số phương pháp phòng ngừa tái phát đột quỵ như:

– Thay đổi lối sống tích cực, tăng cường tập thể dục thể thao, xây dựng chế độ ăn thích hợp,…

– Kiểm soát tốt các yếu tố gây bệnh như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ và hút thuốc lá,…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *