Tìm hiểu về kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh: siêu âm tim

Siêu âm tim hiện đang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh nhằm kiểm tra, phát hiện những vấn đề bất thường về cấu trúc, chức năng hay những bệnh lý xuất hiện ở tim. Tùy vào từng trường hợp mà sẽ có những kỹ thuật siêu âm khác nhau được bác sĩ chỉ định. Qua bài viết này, hãy cùng tìm hiểu những thông tin, kiến thức về phương pháp chẩn đoán hình ảnh trên.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh: siêu âm tim

1. Siêu âm tim – Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh quan trọng trong chẩn đoán sức khỏe tim

1.1. Siêu âm tim là gì?

Tim được coi là cơ quan quan trọng hàng đầu trong cơ thể con người, tuần hoàn máu đi nuôi các tế bào, mô và các cơ quan trong cơ thể. Nếu tim xuất hiện bất cứ những bất thường nào đều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Chính vì lý do này, những phương pháp giúp sàng lọc và chẩn đoán bệnh lý về tim đang không ngừng được cải tiến và phát triển. Trong đó có siêu âm. Đây không phải là một kỹ thuật mới nhưng vẫn luôn giữ được vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh lý tim mạch. Do đó, khi nghi ngờ một người gặp vấn đề về tim thì bác sĩ có thể chỉ định thực hiện siêu âm đầu tiên.

1.2. Các phương pháp siêu âm tim phổ biến

Có 5 phương pháp siêu âm thực hiện cho tim mạch đang được sử dụng phổ biến hiện nay:

– Siêu âm qua thành ngực: Bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị được gọi là đầu dò và đặt lên ngực trái của người khám. Sau đó, bác sĩ sẽ bôi 1 loại gel giúp sóng âm được truyền dễ dàng hơn, hình ảnh thu được cũng rõ hơn.

– Siêu âm qua thực quản: Bác sĩ sử dụng 1 đầu dò có kích thước nhỏ hơn xuống cổ họng. Ống này sẽ dẫn qua thực quản, sử dụng sóng âm để ghi lại hình ảnh của tim.

– Siêu âm Doppler: Phương pháp này giúp kiểm tra lưu lượng máu, đo áp lực động mạch phổi,… giúp kiểm tra và phát hiện một số vấn đề về tim.

– Siêu âm 3 chiều (Siêu âm 3D): Đánh giá chức năng van tim, phát hiện những vấn đề tim mạch ở trẻ sơ sinh và trẻ em; tái dựng lại cấu trúc tim và đánh giá trước, sau khi can thiệp phẫu thuật tim.

– Siêu âm gắng sức: Phương pháp siêu âm này đòi hỏi người khám phải hoạt động thể thao như chạy hoặc đi bộ trên máy. Sau đó bác sĩ sẽ thực hiện theo dõi nhịp tim, hoạt động xung điện của tim để phát hiện xem tim có những bệnh lý gì bất thường hay không.

Tìm hiểu về kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh: siêu âm tim

Chẩn đoán hình ảnh tim bằng phương pháp siêu âm có thể giúp phát hiện hầu như toàn bộ vấn đề của tim

2. Vì sao cần thực hiện phương pháp chẩn đoán hình ảnh này với tim?

Siêu âm tim có thể giúp bác sĩ phát hiện chính xác những vấn đề về tim của người khám. Sóng âm từ máy siêu âm giúp bác sĩ nhìn thấy được hình ảnh tim bệnh nhân đang đập như thế nào, quá trình bơm máu diễn ra có ổn định hay không, từ đó sẽ phát hiện những vấn đề và các bệnh lý mà người khám đang gặp phải như:

– Các vấn đề về van tim như hở van tim có thể phát hiện nhờ kỹ thuật này do có thể giúp hình dung lại sự chuyển động của van tim.

– Đo tốc độ của các dòng máu trong các khu vực khác nhau của van tim. Điều này rất hữu ích trong việc đo lưu lượng máu bị suy giảm trong tình trạng như hẹp động mạch chủ.

– Siêu âm giúp đánh giá và phát hiện được căn bệnh tim bẩm sinh trong giai đoạn mang thai, ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ.

– Siêu âm hỗ trợ đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị tình trạng suy tim.

– Siêu âm cũng có thể phát hiện tình trạng rối loạn nhịp tim, giúp đánh giá chuyển động của tim cũng như xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

– Giúp đánh giá được hướng máu chảy, hoạt động bơm máu của tim, xác định vị trí chính xác của khối u hoặc khối máu đông trong tim,…

Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật thoát vị bẹn là gì? Bao lâu thì hồi phục?

Tìm hiểu về kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh: siêu âm tim

Chẩn đoán hình ảnh tim bằng phương pháp siêu âm hỗ trợ đo phân suất tống máu thất trái để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị tình trạng suy tim

3. Kỹ thật này được áp dụng trong những trường hợp nào?

Khi một người gặp vấn đề về tim mạch thì thường siêu âm sẽ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được chỉ định để khẳng định những nghi ngờ. Do đó, khi xuất hiện những dấu hiệu dù là nhỏ nhất về tim mạch, bạn cần đến cơ sở y tế để thực hiện siêu âm cũng như áp dụng một số phương pháp chẩn đoán khác.

Những dấu hiệu đó bao gồm:

– Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu đi kèm với đau thắt ở vùng ngực, những cơn đau xuất hiện theo đợt.

– Rối loạn nhịp tim, nhịp tim đập lúc nhanh lúc chậm, gây ra tình trạng khó thở.

– Tim bị tổn thương dẫn đến nôn ói, hụt hơi đột ngột, đau ở vùng ngực.

– Người mắc các vấn đề về tim thường không thể hoạt động mạnh hoặc bê vác những vật nặng vì có cảm giác nghẹn thở, tim đập nhanh một cách bất thường.

– Tình trạng mắt bị tối với triệu chứng nôn ói, đây có thể là dấu hiệu của tổn thương tim cấp tính gây hiện tượng suy giảm tuần hoàn máu.

Ngoài những triệu chứng điển hình về bệnh lý tim mạch được nêu trên thì người mắc bệnh lý về tim cũng có thể xuất hiện những dấu hiệu như: đau lưng, đau vai gáy, đau cánh tay, đau cổ,…

Tìm hiểu về kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh: siêu âm tim

>>>>>Xem thêm: Lợi thế của chụp hình MRI trong chẩn đoán bệnh lý thần kinh, não bộ

Khi xuất hiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau tức ở vùng ngực cần đến cơ sở y tế để thăm khám

Hiện nay, kỹ thuật siêu âm tim đang được sử dụng phổ biến tại hầu hết các cơ sở y tế. Tuy nhiên, tim là một bộ phận quan trọng, ngoài việc sở hữu máy móc hiện đại để thực hiện phương pháp này thì kiến thức và kinh nghiệm của các y bác sĩ chính là yếu tố quyết định xem kết quả thu được có chính xác hay không. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ y tế đủ kiến thức và trình độ để thực hiện siêu âm thì hãy đến ngay với Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Thu Cúc TCI không chỉ sở hữu trang thiết bị máy móc hiện đại mà còn quy tụ những bác sĩ giỏi từ các bệnh viện lớn, có trên 30 năm kinh nghiệm trong việc thăm khám sức khỏe cho người dân. Ngoài ra, nhân viên y tế tại đây đều được đào tạo một cách bài bản, thân thiện và tận tâm chăm sóc khách hàng như người nhà.

Trên đây là những thông tin về kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh – siêu âm tim. Hy vọng bài viết phần nào giúp giải đáp được những thắc mắc liên quan đến kỹ thuật này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *