Alzheimer là một tình trạng bệnh phức tạp, chưa rõ nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị cụ thể. Song việc chẩn đoán sớm bệnh có thể đem đến những lợi ích nhất định như giảm thiểu triệu chứng, ngăn chặn tiến triển của bệnh. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ kết hợp kiểm tra đánh giá những tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh cũng như yêu cầu bệnh nhân thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh Alzheimer để bổ sung, hỗ trợ kết luận bệnh.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về phương pháp chẩn đoán hình ảnh Alzheimer
1. Tìm hiểu về bệnh lý Alzheimer
1.1. Định nghĩa
Alzheimer là một tình trạng bệnh lý mạn tính, gây ra tình trạng mất trí nhớ, suy giảm chức năng nhận thức, làm ảnh hưởng đến chất lượng sống và làm việc của người bệnh. Tuy nhiên đây không phải tình trạng lão hóa bình thường, vì vậy bạn đừng nên nhầm lẫn Alzheimer với các hiện tượng suy giảm trí nhớ do tuổi già.
Bất kì ai cũng có thể mắc Alzheimer. Tuy nhiên nhóm đối tượng có nguy cơ cao là những người trên 65 tuổi hoặc những người có bệnh sử gia đình liên quan đến Alzheimer. Cho đến hiện tại chưa có một loại thuốc cụ thể nào được áp dụng để điều trị Alzheimer, tuy nhiên đã có những phương pháp được chứng minh có thể làm chậm lại sự tiến triển của bệnh.
Mô phỏng não người bệnh Alzheimer so với người bình thường.
1.2. Nguyên nhân
Các bác sĩ và nhà nghiên cứu hiện chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra Alzheimer, tuy nhiên họ đã liệt kê được một số yếu tố nhất định có khả năng gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Những yếu tố đó bao gồm:
– Độ tuổi: Hầu hết bệnh nhân Alzheimer đều từ 65 tuổi trở lên.
– Bệnh sử gia đình: Những đối tượng có người thân trong gia đình mắc Alzheimer có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người khác.
– Yếu tố di truyền: Một số gen có liên quan đến Alzheimer có thể được di truyền qua các thế hệ.
Bạn cần lưu ý rằng những yếu tố trên không phải nguyên nhân gây bệnh mà chỉ là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Điều này có nghĩa nếu bạn có một trong những yếu tố trên không khẳng định bạn sẽ bị Alzheimer, nhưng bạn cần thực hiện thăm khám định kỳ để phát hiện sớm bất thường nếu có và lên phác đồ điều trị phù hợp.
1.3. Dấu hiệu
Một số dấu hiệu và triệu chứng sớm cảnh báo Alzheimer bao gồm:
– Suy giảm trí nhớ như quên mất những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ hoặc hiện tại.
– Rất khó để tập trung, gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch hoặc giải quyết các vấn đề.
– Không thể hoàn thành công việc hàng ngày trôi chảy.
– Đôi khi cảm thấy bối rối về thời gian hoặc địa điểm.
– Gặp khó khăn về thị giác hoặc không gian như không cảm nhận được khoảng cách khi lái xe, lạc đường, để quên đồ đạc,…
– Rối loạn ngôn ngữ, không thể diễn đạt chính xác bằng lời nói hoặc chữ viết.
– Khó đưa ra các quyết định.
– Né tránh tương tác với nhiều người.
– Thay đổi tâm trạng, hành vi, tính cách thất thường, có thể gặp các rối loạn như trầm cảm.
1.4. Biến chứng
Việc mất trí nhớ và rối loạn ngôn ngữ, suy giảm khả năng phán đoán và những thay đổi nhận thức do mắc Alzheimer có thể gây ra khó khăn trong việc phát hiện và điều trị các bệnh lý khác. Một bệnh nhân mắc Alzheimer có thể:
– Không báo cho người khác rằng họ bị đau.
– Không tuân thủ đúng liệu trình điều trị.
– Không thông báo cho bác sĩ khi xuất hiện phản ứng phụ trong quá trình sử dụng thuốc.
Khi Alzheimer tiến đến giai đoạn cuối, những thay đổi của não bắt đầu ảnh hưởng đến hành vi cơ thể như nhai nuốt, đi lại, vệ sinh,… Hầu hết bệnh nhân mắc Alzheimer không tử vong vì bệnh chính mà thường do các bệnh lý kèm theo như:
– Viêm phổi: Tình trạng phổi phù nề, nhiễm trùng do hít phải các chất nhầy từ dịch dạ dày hay từ thức ăn,…
– Nhiễm trùng: Bệnh nhân thường phải đặt ống thông tiểu do không thể tự chủ vệ sinh, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường niệu. Nếu không được điều trị sẽ trở nặng và có thể đe dọa tính mạng.
– Ngã hoặc chấn thương: Bệnh nhân thường khó để xác định khoảng cách, gia tăng nguy cơ bị ngã khi di chuyển hoặc vận động dẫn đến các trường hợp gãy xương, chấn thương vùng đầu, cổ có thể xảy ra xuất huyết, tụ máu,…
2. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh Alzheimer là gì?
Để chẩn đoán Alzheimer chính xác cần sự phối hợp thăm khám của bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu, bác sĩ chuyên khoa thần kinh và bác sĩ chuyên về lão khoa để xem xét bệnh sử, tiền sử dùng thuốc cũng như các triệu chứng của bệnh nhân. Bên cạnh đó bác sĩ cũng chỉ định bệnh nhân thực hiện các chẩn đoán hình ảnh cần thiết như CT hoặc MRI để bổ sung, hỗ trợ kết luận bệnh.
2.1. Chẩn đoán hình ảnh Alzheimer bằng MRI
Phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI sử dụng từ trường mạnh, xung tần số vô tuyến và máy tính để tạo ra hình ảnh chi tiết về các mô, cơ quan và cấu trúc bên trong cơ thể. MRI có thể phát hiện bất thường ở não liên quan đến suy giảm nhận thức nhẹ và được ứng dụng trong dự đoán nguy cơ phát triển thành Alzheimer ở những đối tượng này.
Trong giai đoạn đầu của Alzheimer, hình ảnh chụp cộng hưởng từ có thể chưa thể hiện rõ bất thường. Tuy nhiên ở những giai đoạn về sau, kết quả từ MRI có thể cho thấy sự giảm kích thước của các khu vực khác nhau ở não mà chủ yếu là thùy thái dương.
Tìm hiểu thêm: Siêu âm cơ xương khớp là gì và có tác dụng như thế nào?
Kết quả từ MRI hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ trong quá trình chẩn đoán Alzheimer.
2.1. Chẩn đoán hình ảnh Alzheimer bằng CT
Phương pháp chụp cắt lớp vi tính sử dụng tia X để cho ra loạt hình ảnh cắt ngang của não bộ. Thông qua những hình ảnh này, bác sĩ có thể tìm kiếm và loại trừ các nguyên nhân gây mất trí nhớ khác như các khối u, tổn thương từ các chấn thương hay sự tích tụ dịch trong não, bằng chứng của đột quỵ. Kết quả từ CT phối hợp cũng những chẩn đoán khác hỗ trợ bác sĩ kết luận bệnh Alzheimer cũng như lên phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả.
Mặc dù Alzheimer là bệnh không thể chữa khỏi, song việc chẩn đoán sớm vẫn đem đến những lợi ích nhất định. Trong đó quan trọng nhất là bạn có thể ý thức được bệnh, biết bản thân có thể làm gì cũng như nên hạn chế làm gì. Trong trường hợp phát hiện bệnh nhân mắc một bệnh lý khác khiến tình trạng suy giảm nhận thức và mất trí nhớ phức tạp thêm thì bác sĩ có thể kịp thời điều trị. Chính vì vậy nếu bạn nhận thấy bản thân hay một thành viên trong gia đình có những vấn đề về trí nhớ, hãy thăm khám với bác sĩ bởi đây rất có thể là dấu hiệu của Alzheimer.
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành là các giáo sư, bác sĩ giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó với hệ thống trang thiết bị hiện đại như máy cộng hưởng từ MRI, máy chụp cắt lớp vi tính đa dãy,… và áp dụng các kĩ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị, Thu Cúc TCI là một trong những cái tên vàng được hàng triệu gia đình Việt tin tưởng ghé thăm khi có nhu cầu khám sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Chụp cộng hưởng từ MRI có hại cho sức khỏe không?
Thu Cúc TCI quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành giàu kinh nghiệm.
Hi vọng những thông tin đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về các phương pháp chẩn đoán hình ảnh Alzheimer cũng như bỏ túi được một địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng.