Đau nửa đầu là căn bệnh mà rất nhiều người gặp phải. Nhiều người thường tìm đến các loại thuốc để giảm nhanh cơn đau đầu. Tuy nhiên đau nửa đầu uống thuốc gì, liều dùng như thế nào còn tùy thuộc vào tần suất, cường độ cơn đau, các triệu chứng kèm theo của cơn đau và bệnh lý của từng người bệnh. Vì nếu sử dụng sai cách có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn.
Bạn đang đọc: Đau nửa đầu uống thuốc gì giảm nhanh cơn đau hiệu quả?
1. Đau nửa đầu là bệnh gì?
Bệnh đau nửa đầu hay còn gọi là đau đầu Migraine. Đây là một cơn đau đầu rất phổ biến, thường xảy ra gấp 3 lần ở nữ giới.
Các cơn đau đầu Migraine thường xuất hiện ở một bên đầu. Trong cơn đau, bệnh nhân sẽ cảm thấy đầu đau nhói theo nhịp đập của mạch máu. Đôi khi cơ thể có đi kèm một vài dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, hoặc trở nên nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh mạnh.
Căn bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm người bệnh vô cùng khó chịu, mệt mỏi vì hay tái phát, ảnh hưởng đến chất lượng sống. Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc giúp điều trị bệnh đau nửa đầu nhưng có thể làm giảm triệu chứng của bệnh nếu sử dụng đúng cách. Vì vậy đau nửa đầu uống thuốc gì, sử dụng trong trường hợp nào là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân quan tâm.
2. Nguyên nhân chính gây bệnh đau nửa đầu
Cho đến nay, các bác sĩ chuyên môn và nhiều nhà khoa học chưa lý giải được cặn kẽ nguyên nhân gây chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên, thông qua nghiên cứu, các bác sĩ cũng chỉ ra một số yếu tố góp phần tạo nên cơn đau nửa đầu như sau:
– Đau nửa đầu do co mạch hoặc giãn mạch máu vùng đầu
– Do sử dụng thuốc có chất serotonin
– Tích tụ bất thường canxi trong các tế bào thần kinh
– Do thay đổi hormone ở phụ nữ, hay gặp nhất là giai đoạn bắt đầu dậy thì, trước chu kỳ kinh nguyệt, mãn kinh, sử dụng thuốc tránh thai
– Do sự căng thẳng, mệt mỏi, stress, trầm cảm, áp lực sống
– Do bệnh mất ngủ kéo dài, đau vai gáy cổ, ngồi nằm sai tư thế, vận động quá sức
– Do thức ăn nhiều chất béo, caffeine, socola, nhiều phụ gia hoặc rượu
– Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò 70-90% số ca mắc chứng đau nửa đầu
– Các yếu tố môi trường, như phòng ngủ nhiều ánh sấng, tiếng ồn, sử dụng nhiều smartphone trước giờ ngủ, khói thuốc…
3. Đau nửa đầu uống thuốc gì nhanh giảm cơn đau?
Đến nay vẫn chưa có loại thuốc gì có thể điều trị bệnh đau nửa đầu dứt điểm. Các loại thuốc sử dụng chủ yếu nhằm giảm nhanh hoặc phòng ngừa cơn đau tái phát. Ngoài ra, đau nửa đầu nên uống thuốc gì, liều dùng như thế nào còn tùy thuộc vào tần suất, cường độ cơn đau, các triệu chứng kèm theo của cơn đau và bệnh lý của từng người bệnh. Cụ thể như sau:
3.1. Thuốc điều trị cắt cơn
Các loại thuốc này thường nằm trong nhóm chống viêm không steroid, nhóm thuốc co mạch,… Thuốc có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, giảm cảm thụ các dây thần kinh với một số chất gây viêm, gây co mạch và chống mất trương lực động mạch, nhờ vậy có thể giảm nhanh cơn đau nhức nửa đầu. Một số loại thuốc điều trị cắt cơn gồm: Ibuprofen, Naproxen, Ergotamin…
Thuốc chỉ có tác dụng nhẹ, phù hợp khi cơn đau đầu xảy ra trong thời gian ngắn. Nếu cơn đau kéo dài, tính chất nghiêm trọng hơn thì người bệnh cần uống thuốc khác theo chỉ định bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân tai biến mạch máu não có thể phòng ngừa
3.2. Thuốc điều trị dự phòng
Khi gặp những cơn đau đầu nặng, kéo dài, hay tái phát, người bệnh có thể được chỉ định dùng các loại thuốc điều trị dự phòng. Cơ chế tác động của thuốc gồm:
– Ngăn chất trung gian hóa học như bradykinin, serotonin…tăng sinh
– Hạn chế tích tụ ion trong tế bào thần kinh
– Cân bằng vận mạch
Nhờ đó, ngăn ngừa các cơn đau nửa đầu tái phát một cách hiệu quả.
Các loại thuốc phổ biến thuộc nhóm này gồm: Pizotifen, Flunarizin, Dihydroergotamin…
4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh đau nửa đầu
– Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc trị bệnh đau nửa đầu. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc mà nên có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn. Khi nhận thấy bản thân có các dấu hiệu đau nửa đầu diễn ra thường xuyên, tần suất cơn đau kéo dài, gây khó chịu, mệt mỏi, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc mà cần thăm khám bác sĩ chuyên môn để được kê thuốc phù hợp.
– Khi đã có chỉ định người bệnh nên uống đúng số lượng và thời gian quy định. Tránh tình trạng đang uống bỏ dở giữa chừng hoặc lạm dụng thuốc trong thời gian dài khi chưa được tư vấn từ bác sĩ.
– Nếu đang sử dụng thuốc điều trị bệnh khác thì nên thông báo với bác sĩ để lựa chọn thuốc đau đầu phù hợp, tránh tương tác thuốc làm ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể.
– Khi sử dụng thuốc trị đau nửa đầu, nếu thấy cơ thể gặp triệu chứng bất thường thì nên dừng và đến bệnh viện thăm khám ngay.
– Bên cạnh việc quan tâm đau nửa đầu uống thuốc gì để giảm đau nhanh, người bệnh cần thay đổi lối sống, vận động hợp lý để hỗ trợ phòng và điều trị đau nửa đầu hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Đột quỵ khi ngủ: Dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa
5. Cách chẩn đoán bệnh đau nửa đầu
Để chấn đoán bệnh đau nửa đầu, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra sức khỏe thể chất, hệ thần kinh, tâm lý, lối sống, triệu chứng khi cơn đau tái phát…
Nếu cơn đau của bệnh nhân không giống bình thường, trở nên phức tạp hoặc đột ngột nghiêm trọng, bác sĩ thường yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác, như là:
– Chụp CT: Sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết của não bộ. Từ đó bác sĩ đánh giá tình trạng có khối u não, tổn thương não, chảy máu não hay không và vấn đề khác gây đau nửa đầu.
– Chụp MRI: Sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết não bộ và mạch máu. Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân gây đau nửa đầu như khối u, xuất huyết, đột quỵ, nhiễm trùng…
6. Phòng ngừa cơn đau nửa đầu tái phát
Người bệnh cần thay đổi lối sống, phối hợp dùng thuốc theo đúng chỉ định bác sĩ để giảm nhẹ hoặc tránh tình trạng đau nửa đầu tái phát.
– Ngủ đủ giấc, làm việc và nghỉ ngơi điều độ.
– Tránh căng thẳng, stress, áp lực quá lớn đè nặng đến hệ thần kinh.
– Thường xuyên tập thể dục thể thao, ra ngoài tham gia hoạt động để khí huyết lưu thông.
– Giảm cân và duy trì chế độ ăn lành mạnh, tốt cho hệ thần kinh.
– Thăm khám sức khỏe thường xuyên để sớm phát hiện nguyên nhân gây đau đầu bắt nguồn từ bệnh lý.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết ở trên sẽ giúp người bị bệnh đau nửa đầu hiểu rõ về các loại thuốc có thể sử dụng cũng như tác dụng của chúng. Muốn biết đau nửa đầu uống thuốc gì và liều dùng ra sao, hãy chủ động thăm khám với các chuyên gia nội thần kinh để có được câu trả lời chi tiết nhất nhé.