Điều trị bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại vi

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại vi là một tổn thương cấp tính, thường tự giới hạn liên quan đến chỉ một dây thần kinh mặt – dây số 7. Bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ khám và điều trị bệnh lý này có uy tín, với các bác sĩ giỏi và cơ sở vật chất, thiết bị tiên tiến, các chính sách hỗ trợ người bệnh ở mức tối đa.

Bạn đang đọc: Điều trị bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại vi

Điều trị bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại vi

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại vi là một tổn thương thần kinh mặt cấp tính

Triệu chứng bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại vi

-Liệt nửa mặt trung ương:

+Chỉ liệt 1/4 dưới của mặt, không có dấu hiệu Charles – Bell.

+Bài tiết nước mắt, nước bọt, thính lực và cảm giác 1/3 trước lưỡi bình thường vì dây VII’ nằm ở nửa trên của nhân được chi phối bởi cả hai bán cầu não.

-Liệt nửa mặt ngoại vi:

+Nhìn bình thường: hai bên mặt không cân đối, các cơ mặt bị kéo về bên lành, nhân trung bị kéo lệch về bên lành. Nửa mặt bên bệnh bất động và nhẽo (giảm trương lực cơ), mất nếp nhăn trán và nếp nhăn khóe mắt, lông mày hơi sụp xuống, má hơi xệ, rãnh mũi – má mờ, góc mép miệng bị xệ xuống, tai hình như thấp xuống. Tuy nhiên, trong giai đoạn muộn có nhiều trường hợp mặt bệnh nhân khi không cử động nhìn thấy mặt vẫn cân đối, chỉ khi cử động mới thấy mất cân đối do cơ bên liệt bị co cứng.

+Nhìn khi bệnh nhân cử động: mặt và mắt mất cân đối rõ rệt hơn.

+Bên bệnh không nhăn trán được, mắt không nhắm kín (dấu hiệu hở mi), không làm được động tác nhe răng, phồng má, mím môi, huýt sáo, thổi lửa, chau mày.

+Dấu hiệu Charles – Bell dương tính: khi bệnh nhân nhắm mắt chủ động, mắt bên liệt nhắm không kín, nhãn cầu vận động lên trên và ra ngoài (khi đó giác mạc lẩn dưới mi trên, củng mạc trắng lộ rõ giữa hai khe mi).

+Dấu hiệu Negro: khi bệnh nhân ngước mắt nhìn lên trên, đồng tử bên tổn thương ở vị trí cao hơn bên lành.

+Dấu hiệu Souques: trong khi nhắm hai mắt thì mắt bên bệnh nhắm không được chặt, lông mi của bên bệnh còn thò ra ngoài dài hơn bên lành.

+Dấu hiệu Pierre Marie – Foix: phát hiện liệt mặt trong trường hợp bệnh nhân hôn mê. Thầy thuốc ấn mạnh vào hai góc hàm hoặc giật tóc mai của bệnh nhân, bệnh nhân sẽ nhăn mặt, khi đó nửa mặt bên lành sẽ co, còn bên liệt không có phản ứng gì.

– Các triệu chứng khác: liệt dây VII ngoại vi có thể đi kèm theo liệt nửa người kiểu trung ương bên đối diện như trong hội chứng Millard – Gubler hay hội chứng Foville cầu não dưới.

Tìm hiểu thêm: Điều gì xảy ra khi cơ thể bạn bị mất ngủ kéo dài?

Điều trị bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại vi

Người bệnh có triệu chứng hai bên mặt không cân đối, các cơ mặt bị kéo về bên lành, nhân trung bị kéo lệch về bên lành.

Nguyên nhân gây bệnh liệt dây thần kinh số 7

  • Herpes simplex virus type 1 ( HSV – 1 ) được xác định trong đa số các trường hợp
  • Herpes Zoster
  • Nhiễm HIV cấp tính
  • Bệnh Lyme
  • Viêm tai giữa cấp hoặc mạn tính
  • Bệnh cơ
  • Khối u vùng mặt : u tuyến nước bọt,…

Chẩn đoán liệt dây thần kinh số 7

Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào lâm sàng. Bệnh thường xảy ra đột ngột khi di tàu xe hoặc thường sau ngủ dậy phát hiện :

  • Khuôn mặt mất cân xứng : Mờ hoặc mất các nếp nhăn tự nhiên: Nếp nhăn trán, rãnh mũi má. Miệng và nhân trung bị kéo về bên lành (khi nhe răng sự mất cân xứng càng rõ hơn.)
  • Mắt bên liệt không nhắm kín – Dấu Charles Bell (+)
  • Cảm giác tê một bên mặt
  • Mất vị giác ở 2/3 trước lưỡi
  • Khô mắt hoặc chảy nước mắt

Điều trị bệnh liệt dây thần kinh số 7

 Với bệnh lý này, có một số phương pháp điều trị thường được áp dụng như sau:

-Dùng thuốc:

+Corticosteroids: Prednisolon: 20mg – 60mg/ ngày chia làm 2 – 3 lần / ngày (có thể đến 80mg / ngày ) duy trì 1 – 2 tuần, giảm liều khi lâm sàng cải thiệ Nên cho trong vòng 72 giờ sau khi khởi phát. Methylprednisolon: 16 – 48 mg/ngày

+Thuốc kháng virus: Acylovir 200mg × 5 lần / ngày từ 7 đến 10 ngày

+Kết hợp thuốc kháng virus và corticoide: 1000mg/ngày x 5 ngày kết hợp prenisolone 60mg/ngày x 5 ngày, sau đó 30mg/ngày x 3 ngày, tiếp theo giảm còn 10mg/ngày x 2 ngày.

+Vitamin nhóm B (B1, B6, B12): 1 viên x 2 uống/ngày x 7 ngày

-Chăm sóc mắt : Nên đeo kính râm chống gió bụi, rửa mắt thường xuyên bằng nước mắt nhân tạo, nước muối sinh lý ( NaCl 9 ‰ ) hay Cloramphenicol 0,4 %.

-Vật lý trị liệu : Các bài tập trên khuôn mặt có thể làm giảm thời gian phục hồi hoặc di chứng

-Phương pháp khác: Có thể áp dụng châm cứu, tuy nhiên hiệu quả của châm cứu còn đang được xem xét.

Điều trị bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại vi

>>>>>Xem thêm: Triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình hay gặp là gì?

Người bệnh được thăm khám và điều trị với các bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thần kinh. Đặc biệt bệnh viện cũng hợp tác với nhiều bác sĩ nổi tiếng đến từ các bệnh viện Trung ương.

Ưu điểm điều trị liệt dây thần kinh số 7 tại bệnh viện Thu Cúc

  • Đội ngũ bác sĩ giỏi, tận tình với người bệnh: người bệnh được thăm khám và điều trị với các bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thần kinh. Đặc biệt bệnh viện cũng hợp tác với nhiều bác sĩ nổi tiếng đến từ các bệnh viện Trung ương.
  • Sắp xếp lịch khám nhanh chóng. Được chọn bác sĩ theo mong muốn.
  • Cơ sở vật chất hiện đại, sang trọng, phòng khám đảm bảo vệ sinh ở mức tối đa với đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại.
  • Chăm sóc chu đáo tại phòng riêng, được cung cấp đầy đủ các đồ dùng cần thiết và điều dưỡng viên sẵn sàng hỗ trợ bất cứ lúc nào. Người nhà không cần phải lo lắng.
  • Chi phí hợp lý: bệnh viện áp dụng chính sách thanh toán theo bảo hiểm y tế và liên kết với nhiều hãng bảo hiểm phi nhân thọ.

Ý kiến người bệnh

“Tôi đến bệnh viện Thu Cúc khám và được chẩn đoán bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại vi.  Một vị bác sĩ rất giỏi, từng là lãnh đạo tại bệnh viện lớn đã khám cho tôi. Sau một thời gian điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, bệnh của tôi thuyên giảm hẳn. Cùng với tài năng của bác sĩ, các thiết bị ở bệnh viện rất hiện đại đã giúp tôi thực sự yên tâm và được điều trị hiệu quả.” – Anh Hồ Quang Minh (Đông Anh, Hà Nội).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *