Chữa rối loạn giấc ngủ bằng cách nào?

Rối loạn giấc ngủ là một bệnh lý nội thần kinh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Tìm hiểu về rối loạn giấc ngủ và cách điều trị bệnh rất cần thiết cho mọi người. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ uy tín trong khám và điều trị căn bệnh này.

Bạn đang đọc: Chữa rối loạn giấc ngủ bằng cách nào?

1. Rối loạn giấc ngủ là gì?

Rối loạn giấc ngủ là sự biến đổi về số lượng, chất lượng và thời gian giấc ngủ, bao gồm: mất ngủ, ngủ nhiều và rối loạn nhịp thức ngủ.

– Mất ngủ được gọi là rối loạn giấc ngủ khi xảy ra ít nhất 3 lần/tuần, trong ít nhất 1 tháng.

– Ngủ nhiều chia làm 3 loại: ngủ rũ, ngủ nhiều nguyên phát và hội chứng ngưng thở. Ngủ rũ là tình trạng bệnh lý thần kinh mạn tính, người bệnh đi sâu vào giấc ngủ mà không cưỡng lại được. Ngủ nhiều nguyên phát là khi người bệnh ban đêm ngủ rất nhiều nhưng ban ngày vẫn buồn ngủ.

– Rối loạn nhịp thức ngủ là hiện tượng mất đồng bộ nhịp thức ngủ, người bệnh thường tỉnh giấc bất thường trong giấc ngủ, ngủ hay mê sảng, hay mơ thấy ác mộng hoặc mộng du (chứng miên hành).

2. Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ do nhiều nguyên nhân gây ra như do stress trong công việc, trong cuộc sống; khủng hoảng tâm lý, tình cảm; môi trường sống bị ô nhiễm; sự biến đổi nội tiết tố, hoóc – môn, yếu tố tuổi tác; sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá; do bệnh lý trong và ngoài não bộ.

Điều đáng lo ngại là rối loạn giấc ngủ sẽ làm giảm trí nhớ, khó tập trung, giảm khả năng lao động… nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới tim mạch như: tăng huyết áp, suy tim, đột tử trong đêm, tai biến mạch máu não, đặc biệt là hội chứng ngưng thở trong khi ngủ (bệnh nhân ngưng thở khoảng 20-40 giây trong giấc ngủ), trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong.

Chữa rối loạn giấc ngủ bằng cách nào?

Stress, lạm dụng thuốc an thần, bệnh lý trong hoặc ngoài não, tác dụng phụ khi sử dụng một số thuốc điều trị bệnh lý có thể gây chứng rối loạn giấc ngủ.

3. Triệu chứng rối loạn giấc ngủ

3.1 Mất ngủ – triệu chứng điển hình của rối loạn giấc ngủ

Mất ngủ có thể gây mệt mỏi, chán ăn, giảm khả năng học tập, giảm cân, giảm thân nhiệt, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Mất ngủ kéo dài cũng có thể dẫn đến rối loạn hành vi, ảo giác và hoang tưởng.

Trong một số trường hợp, mất ngủ có thể thoáng qua khi thay đổi điều kiện sống. Mất ngủ cũng có thể kéo dài do các stress. Trong trầm cảm nặng, thường bắt đầu bằng mất ngủ và không cần điều trị mất ngủ.

3.2 Ngủ nhiều

Là tình trạng người bệnh luôn buồn ngủ, thậm chí họ có thể rơi vào trạng thái ngủ trong khi đi. Ngủ nhiều thường là 9 – 10 giờ mỗi đêm.

3.3 Rối loạn nhịp thức ngủ – thường gặp trong rối loạn giấc ngủ

Người bệnh thường tỉnh giấc bất thường trong giấc ngủ, ngủ hay mê sảng, di chuyển không có ý thức khi ngủ (mộng du).

Chữa rối loạn giấc ngủ bằng cách nào?

Mất ngủ, rối loạn nhịp thức ngủ, ngủ nhiều là ba dạng triệu chứng của hội chứng rối loạn giấc ngủ, trong đó hay gặp nhiều nhiều nhất là mất ngủ và rối loạn nhịp thức ngủ.

4. Chẩn đoán chứng rối loạn giấc ngủ

Sau khi thăm khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh xong, bạn cần thực hiện một số chẩn đoán cận lâm sàng được bác sĩ chỉ định để đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe hiện tại, tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị hiệu quả.

Một số chẩn đoán cận lâm sàng được chỉ định trong chẩn đoán chứng rối loạn giấc ngủ như: điện não đồ, đo lưu huyết não, điện cơ, chụp cắt lớp vi tính MSCT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI sọ não, mạch máu não,…

Tìm hiểu thêm: Bệnh alzheimer là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, đối tượng

Chữa rối loạn giấc ngủ bằng cách nào?

Chụp cộng hưởng từ chẩn đoán chứng rối loạn giấc ngủ do nguyên nhân gì tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI.

5. Điều trị rối loạn giấc ngủ

Để điều trị rối loạn giấc ngủ cần áp dụng phương pháp vệ sinh tâm lý giấc ngủ như tạo thói quen thức ngủ đúng giờ, tránh dùng thuốc và các chất có thể gây kích thích thần kinh trung ương, tránh căng thẳng tâm lý, cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý, tránh làm việc quá mức, trước khi ngủ dùng các phương pháp gây êm dịu cổ truyền như: xoa bóp, tắm nước ấm…

Bên cạnh đó có thể áp dụng các liệu pháp tâm lý (cần có sự hỗ trợ của các nhà tâm lý, thầy thuốc) như thư giãn, luyện tập, âm nhạc,…

Người bệnh có thể sử dụng thuốc an thần, thuốc ngủ khi các phương pháp trên không có hiệu quả. Tuy nhiên khi sử dụng phải có sự chỉ định của thầy thuốc. Không tự ý dùng thuốc ngủ vì có thể gây tác dụng phụ hoặc lệ thuộc (nghiện) đặc biệt là các thuốc hướng thần.

6. Lý do bạn nên khám và điều trị rối loạn giấc ngủ tại Thu Cúc TCI

Khi đến khám và điều trị chứng rối loạn giấc ngủ tại chuyên khoa Nội thần kinh, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI người bệnh được:

– Khám và điều trị với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh: giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.

– Hệ thống trang thiết bị hiện đại, giúp chẩn đoán nhanh chóng và chính xác.

– Quy trình thăm khám cẩn thận, nhẹ nhàng

– Được thanh toán BHYT và Bảo hiểm bảo lãnh theo đúng quy định.

– Hội chẩn đa khoa không để lọt bệnh.

Chữa rối loạn giấc ngủ bằng cách nào?

>>>>>Xem thêm: Phình mạch não là gì? Dấu hiệu nhận biết

Tiến sĩ, Bác sĩ CKI Trịnh Thị Khanh – Nguyên Phó trưởng khoa Thần kinh Bệnh viện Hữu Nghị, thăm khám và tư vấn cho người bệnh gặp vấn đề về giấc ngủ.

7. Phòng bệnh rối loạn giấc ngủ

Để có giấc ngủ tốt, cần đảm bảo ba yếu tố: sinh học, tâm lí và môi trường.

– Về sinh học: Người bệnh cần thường xuyên tập thể dục và ăn những thức ăn có lợi cho giấc ngủ như: hải sản, hạt sen, ngũ cốc, atiso, trà hoa cúc tự nhiên,…

– Thường xuyên tập luyện yoga và thiền đúng cách để có tâm lí thoải mái, giúp dễ ngủ và ngủ ngon. Bạn nên đọc sách, nghe nhạc hoặc ngâm mình trong nước ấm để thư giãn trước khi ngủ.

– Môi trường (điều kiện) ngủ cần phải đảm bảo: yên tĩnh, nơi ngủ phải tối hoặc dùng ánh sáng vàng nhẹ; bạn có thể sử dụng liệu pháp mùi hương tự nhiên cho phòng ngủ (để vỏ cam, lá dứa trong phòng ngủ,…); tránh nằm sấp, nằm như thai nhi, tốt nhất bạn nên ngủ ở tư thế nghiêng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *